Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh

Đình Lục Nà, được xây dựng vào thời Hậu Lê, là ngôi đình duy nhất làm địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu. Qua Lễ hội, nhằm bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá giới thiệu, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Quảng Ninh.
Đình Lục Nà, được xây dựng vào thời Hậu Lê, là ngôi đình duy nhất làm địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu. Qua Lễ hội, nhằm bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá giới thiệu, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Quảng Ninh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 100 lễ hội, trong đó, 76 lễ hội đã được kiểm kê đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn thu hút du khách đến với Quảng Ninh, từ đó tạo đà phát triển kinh tế địa phương...

Một số lễ hội tiêu biểu của Quảng Ninh: lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội Thập Cửu Tiên Công, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội chùa Long Tiên, lễ hội Trà Cổ, lễ hội Quan Lạn… là những lễ hội lâu đời luôn thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương. Đặc biệt, lễ hội Yên Tử, Ngọa Vân kéo dài 3 tháng khẳng định vai trò quan trọng của lễ hội trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh ảnh 1

Chùa Cái Bầu (tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm) được xây dựng dựa trên nền của Phúc Linh Tự (một ngôi chùa cổ thời Trần) vào năm 2007. Từ đó, chùa Cái Bầu trở thành một trong những điểm văn hóa tâm linh của tỉnh Quảng Ninh.

Hiểu rõ tầm quan trọng, vai trò của kinh tế di sản trong phát triển bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh khai thác giá trị của di sản văn hóa và thiên nhiên để tạo ra giá trị kinh tế song song với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc thù. Các hoạt động như du lịch văn hóa, phát triển thủ công mỹ nghệ, dịch vụ gắn liền với di sản và bảo tồn di sản được chú trọng, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh ảnh 2

Đền Cửa Ông gắn liền với sự tích Đức Ông Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã đóng góp những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh, góp phần thiết thực bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống, vừa phát triển các lễ hội văn hóa mang thương hiệu riêng, nâng cao giá trị di sản trong đời sống hiện đại. Trước đó, giai đoạn 2018 – 2022, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư phát triển văn hóa với tổng nguồn vốn 4.759 tỷ đồng.

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh ảnh 3

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc Tự, chùa tọa lạc tại vị trí cao nhất trên đỉnh núi Yên Tử. Chùa Đồng linh thiêng là biểu tượng của sự giao hòa giữa đất, trời và con người. Các tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước đều mong muốn một lần được đặt chân đến nơi đây.

Cuối năm 2024, tại hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của TP Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tiến sĩ Đỗ Danh Huấn, Viện Sử học chia sẻ: lễ hội không chỉ là sinh hoạt văn hóa mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Công nghiệp văn hóa sẽ có hiệu ứng rất tốt trong bối cảnh hiện nay. Chính quyền địa phương đầu tư hay ưu tiên phát triển lễ hội theo cách bài bản, xây dựng sản phẩm du lịch đích thực hoàn chỉnh để tích hợp với chiến lược phát triển du lịch nói riêng hay chiến lược phát triển kinh tế chung của Quảng Ninh, đó là hướng đi vừa phát triển vừa bảo tồn rất tốt giá trị của lễ hội và phát huy được kinh tế.

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh ảnh 4

Lễ hội Tiên Công năm 2025 kỷ niệm 591 năm các Tiên Công khai canh mở đất (1434 - 2025). Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc vùng Hà Nam, Quảng Yên (Quảng Ninh), không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân mà còn có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đạo lý, lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Với kế hoạch bài bản cho phát triển kinh tế di sản, tỉnh Quảng Ninh đã có những kết quả đáng ghi nhận trong những ngày đầu năm 2025, cụ thể: trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các điểm du lịch tâm linh của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là trọng điểm thu hút du khách, với lượng khách đến tăng 6-8 lần so với ngày thường.

Trong 9 ngày (từ 26/12 Âm lịch đến mùng 5 Tết), Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) đón gần 78.500 lượt; Chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn) khoảng 130.000 lượt; Khu di tích đặc biệt quốc gia Yên Tử (TP Uông Bí) gần 77.000 lượt; Khu di tích Nhà Trần (TP Đông Triều) đón 59.000 lượt. Doanh thu từ du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025 đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, khách quốc tế đến Quảng Ninh đạt gần 140.600 lượt, nhiều đoàn khách lớn đến bằng cả đường bộ, đường biển và hàng không.

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh ảnh 5

Tàu Silver Dawn chở gần 500 du khách quốc tế từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cập bến Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh ảnh 6

Hai triệu phú thế giới đi trực thăng đến khám phá vịnh Hạ Long.

Đây là khởi đầu tích cực cho một năm du lịch Quảng Ninh tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu cắt băng khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long.

Quảng Ninh khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

(PLVN) - Ngày 29/3, tại Bến tàu khách cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh chính thức khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long – một dấu mốc quan trọng trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, đưa Vân Đồn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đọc thêm

Quảng Ninh tổ chức hàng loạt sự kiện hấp dẫn thu hút du khách

Hình ảnh ấn tượng tại Chương trình Carnaval Hạ Long 2024.
(PLVN) - Theo kế hoạch, năm 2025 Quảng Ninh tổ chức 170 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn. Trong đó, 24 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch quốc tế, cấp quốc gia và cấp tỉnh; 146 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch cấp địa phương.

Thúc đẩy khoa học công nghệ nâng tầm mô hình 'du lịch chữa lành'

“Du lịch chữa lành” ở Việt Nam đang được nâng tầm chất lượng, dịch vụ nhờ áp dụng công nghệ số. (Ảnh minh họa: CT)
(PLVN) - Sau đại dịch COVID-19, “du lịch chữa lành” được nhiều du khách trên thế giới ưa chuộng. Việt Nam có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Việc áp dụng khoa học - công nghệ, tối ưu hóa khâu trung gian đã và đang nâng tầm cho điểm đến “du lịch chữa lành” ở nước ta.

Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam

 Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề: “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” (ảnh P.V)
(PLVN) - Từ ngày 10-13/04/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội ( Cung Văn hóa Hữu Nghị, Hà NộI ), Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề: “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” nhằm lan tỏa mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Lễ hội Hoa Anh đào tại vùng cao Kỳ Thượng

Trình diễn trang phục Kimono (Nhật Bản), trang phục áo dài và trang phục đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
(PLVN) - Ngày 22-23/3, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội Hoa Anh đào - Kỳ Thượng năm 2025. Lễ hội nhằm duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Dao ở xã Kỳ Thượng, qua đó tạo sản phẩm đặc sắc để quảng bá, thúc đẩy, thu hút du khách đến với Hạ Long...

“Bài toán” kinh tế đêm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cuộc làm việc vừa diễn ra giữa lãnh đạo UBND TP HCM, Sở Du lịch, UBND quận 1 về một số vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó có đề án phát triển kinh tế đêm tại quận trung tâm của đô thị lớn bậc nhất đất nước; có một số nội dung khiến chúng ta cần phải suy ngẫm.

Những trải nghiệm thú vị tại Lễ hội hoa ban Điện Biên

Vòng sơ khảo Cuộc thi người đẹp hoa ban năm 2025 tại Điện Biên.
(PLVN) - Lễ hội hoa ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII được tổ chức ngày 13/3 - 16/3 với nhiều hoạt động hấp dẫn đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho đông đảo người dân và du khách thập phương.

Ngắm mùa hoa sơn tra khoe sắc ở Ngọc Chiến

Ngày hội hoa sơn tra lần thứ III xã Ngọc Chiến năm 2025.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) diễn Ngày hội hoa sơn tra năm 2025 trong không khí rộn ràng, vui tươi. Đây là thời điểm cây sơn tra bên những triền đồi, ngọn núi hay nương đồi, góc vườn… bung nở rực rỡ sắc trắng tinh khôi - thời điểm lý tưởng để du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Đà Nẵng tổ chức lễ hội Food Tour với hơn 200 món ăn đặc trưng

Đà Nẵng tổ chức lễ hội Food Tour với hơn 200 món ăn đặc trưng
(PLVN) - TP Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025 từ ngày 28/3 đến 1/4 tại Công viên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên “thành phố đáng sống” này tổ chức sự kiện Food Tour- lễ hội cũng nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố.

Tín hiệu tích cực cho ngành du lịch Quảng Ninh những tháng đầu năm 2025

Mùng 1 Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, tàu Silver Dawn chở gần 500 du khách quốc tế từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cập bến Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.
(PLVN) - Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết , trong 2 tháng đầu năm 2025 , các điểm đến, di tích, danh thắng của tỉnh đã đón trên 3,7 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách quốc tế đạt 740.000 lượt, tổng thu từ du lịch trên 8.300 tỷ đồng , tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.