Khi nào TP Hồ Chí Minh mới bớt khốn khổ vì triều cường?

Triều cường biến đường thành sông tại TP HCM.
Triều cường biến đường thành sông tại TP HCM.
(PLVN) - Những ngày gần đây, TP HCM đang phải đối mặt với triều cường khiến nhiều khu vực, người dân phải sống trong những điều kiện hết sức khốn khổ. 

Đường biến thành sông vì triều dâng

Theo ghi nhận, ngày 30/9, tại khu vực cầu Kênh Ngang số 3, thuộc đường Mễ Cốc, quận 8 (TP HCM), triều cường dâng cao khiến cả khu vực nhìn đâu cũng thấy nước. Có đoạn nước ngập sâu hơn nửa mét khiến giao thông qua khu vực bị tê liệt. Việc đi lại cũng như sinh hoạt của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, đảo lộn.

Trước đó một ngày, cũng tại khu vực, triều cường dâng cao gây áp lực lớn khiến đoạn bờ kè gần khu vực cầu bị vỡ. Lực lượng chức năng quận 8 huy động hơn 150 dân quân, vận chuyển gần 10 ngàn bao cát để be bờ khắc phục sự cố. Đồng thời hỗ trợ các hộ dân xây tạm các vách tường gạch ngăn nước vào nhà, sớm ổn định lại cuộc sống.

Trên đường Trần Não, quận 2, các nhà dân cũng ngập trong biển nước do triều cường dâng cao 1,68m. Các khu vực như đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2), Tôn Thất Thuyết, Hoàng Diệu, Nguyễn Khoái (quận 4), Trần Xuân Soạn (quận 7) nước tràn mênh mông.

Đặc biệt, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh hay Nguyễn Thái Bình, Ký Con, Cô Giang, Cô Bắc, Hồ Hảo… ngay ở trung tâm quận 1 cũng bị ngập dù trời không đổ giọt mưa nào. Tình trạng ngập nước này xảy ra do triều cường đạt đỉnh vào sáng sớm và giờ tan tầm khiến các phương tiện tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn, có xe bị chết máy khiến người dân phải bì bõm dắt bộ.

Theo Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại các vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên nhanh theo kỳ triều cường cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Triều cường đạt đỉnh ngày 30/9 và ngày hôm nay (1/10) tại trạm Phú An và Nhà Bè 1,68-1,70m (cao hơn báo động 3 là 0,15-0,20m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều lúc 5-7h và 16-18h. Mực nước cao nhất ngày vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai duy trì trên mức báo động 2 đến hết ngày 3/10 và xuống nhanh.

Cơ quan chức năng cũng đã đưa ra cảnh báo, để chủ động trong sinh hoạt, người dân cần chuẩn bị mọi biện pháp che chắn ngăn nước vào nhà. Đồng thời, khi đi lại, né thời điểm xảy ra triều cường.

Nhiều dự án chống “thủy thần”

UBND TP HCM mới đây cho hay, để từng bước xóa, giảm ngập trên địa bàn, từ năm 2011 đến nay, TP tập trung triển khai các dự án thuộc hai quy hoạch chính. Thứ nhất, Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP HCM đến 2020, với vùng nghiên cứu rộng 581km2. Được chia thành 6 vùng thoát nước: Trung tâm, Bắc, Nam, Tây, Đông Bắc, Đông Nam.

Nội dung chính là đầu tư, nâng cấp và phát triển hệ thống cống đạt 6.000km và cải tạo, nạo vét 4.369km kênh, rạch thoát nước; xây dựng hệ thống hồ điều tiết để hỗ trợ cho hệ thống thoát nước khi xảy ra những trận mưa cực đoan. TP đang hoàn thiện quy hoạch và sơ bộ xác định được 103 vị trí dự kiến xây dựng hồ điều tiết.

Một công trình chống ngập đang được xây dựng tại TP HCM.
Một công trình chống ngập đang được xây dựng tại TP HCM.

Thứ hai là Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP HCM với tổng diện tích vùng nghiên cứu 968,5 ngàn ha, bao gồm: Xây dựng tuyến đê bao dọc Sông Sài Gòn (Bờ hữu) từ Bến Súc (Củ Chi) đến Tỉnh lộ 824 (Long An) với chiều dài 172km. Xây dựng tuyến đê bao dọc sông Sài Gòn (Bờ tả) từ cầu Bình Phước đến khu Đô thị mới Thủ Thiêm với chiều dài 19,5km. 

Đồng thời xây dựng 13 cống kiểm soát triều Rạch Tra, Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Sông Kinh, Kinh Lộ, Kênh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức, Kênh Xáng Lớn. Xây dựng 11 cống kiểm soát triều (nhỏ): Cống Gò Dưa, Ông Dầu, rạch Đá, rạch Thủ Đức và rạch Cầu Đúc Nhỏ, Ông Hòa, Ông Dí, Rạch Dừa, Thảo Điền, Bà Dìm và Ông Chùa.

Cạnh đó, TP cho nạo vét, cải tạo 8 trục tiêu thoát nước chính với tổng chiều dài 50,14km gồm: Rạch Thủ Đào, Bà Lớn, Lung Mân, Xóm Củi, Ông Bé, Thầy Tiêu, sông Cần Giuộc và Rạch Tra - Kênh Xáng - An Hạ - Kênh Xáng Lớn.

UBND TP HCM nhìn nhận, chương trình giảm ngập nước của TP trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả, góp phần cải thiện bộ mặt TP; đảm bảo lưu thông cho các phương tiện tham gia giao thông. Năm 2008, trên địa bàn TP tồn tại 95 tuyến đường trục chính ngập do triều. Đến cuối năm 2018, đầu năm 2019, TP còn 5 tuyến đường trục chính bị ngập (giảm 94,73%). 

Trước tình hình thất thường của khí hậu, UBND TP cho biết, năm 2018 đã thông qua Chủ trương đầu tư của 26 dự án với tổng mức đầu tư 4.203 tỷ. Đồng thời, kế hoạch trung hạn 2019 – 2020 đã được HĐND TP thông qua tại kỳ họp ngày 11/5/2019, gồm 25 dự án chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 4.175 tỷ. Hiện đang chờ cấp thẩm quyền bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để triển khai công tác khảo sát, lập dự án đầu tư.  

UBND TP nhìn nhận, với các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước trên các tuyến đường thường xuyên ngập, mật độ giao thông cao, có hệ thống cống thoát nước đã cũ, nhỏ không đảm bảo năng lực thoát nước; sau khi hoàn thành các dự án sẽ giải quyết ngập và ùn tắc giao thông cho khu vực.  

Trả lời báo chí, Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, hơn một tuần nay gió chướng hoạt động mạnh khiến mực nước tại các cửa sông dâng cao đúng lúc triều cường lên nên đỉnh triều mới cao như những ngày vừa qua.

Còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng là do tình trạng nền đất Nam Bộ nói chung và TP HCM đang bị sụt lún do hệ quả của việc bêtông hóa và khai thác nước ngầm quá mức. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng khiến mực nước biển dâng lên đáng kể, song đây là kết quả của thời gian dài chứ không ảnh hưởng trong một sớm một chiều.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.