Khi đi tìm vốn, phải trả lời được 3 câu hỏi

Đó là ý kiến của TS Võ Trí Thành -  Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW. Theo ông, trong điều kiện nhiễu nhương ai ai cũng ở trong thế thủ làm cho dòng chu chuyển nguồn vốn, nguồn tiền chậm lại rất nhiều và cảm giác chung là lúc nào cũng thiếu tiền…

[links()] Đó là ý kiến của TS Võ Trí Thành -  Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW. Theo ông, trong điều kiện nhiễu nhương ai ai cũng ở trong thế thủ làm cho dòng chu chuyển nguồn vốn, nguồn tiền chậm lại rất nhiều và cảm giác chung là lúc nào cũng thiếu tiền…

TS Võ Trí Thành  - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương.

Theo  TS Võ Trí Thành  - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương,  sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp (DN) VN hiểu mình, hiểu người, hiểu thế giới hơn và đã có cách nhìn, cách phát triển dài hạn hơn. Tuy nhiên, cũng còn nhiều DN chưa biết cách thích nghi với các cú sốc thị trường, sốc giá cả, sốc chính sách.

Để mô tả về hình ảnh DN VN trong thời gian khó khăn hiện nay , ông sẽ dùng những từ nào?

Có thể nói về DN Việt Nam ở ba từ: rụt rè, sợ hãi và vươn lên. Đặc biệt, phần vươn lên đã hình thành một xu hướng rất rõ nét, nhưng cũng vừa vươn lên vừa loay hoay tìm kiếm, chính vì thế mà tỷ lệ vươn lên được thật sự còn chưa cao lắm.

Điều nhiều người  đặt ra hiện nay là sự vướng mắc về vốn đã làm hạn chế sự vươn lên của DN. Kể cả trên bình diện quốc tế, điều có thể thấy là tồn tại một nghịch lý, tiền thì rất nhiều nhưng vốn lại rất thiếu.

Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Lý do thứ nhất, quả bong bóng tài chính toàn cầu đang nổ lỗ chỗ, khi đã có những lỗ thủng thì phải đi vá, và miếng vá đầu tiên lại không phải là đầu tư, mà nó là thanh khoản.

Lý do thứ hai, đang có những nhịp rất nhanh, vốn và tín dụng đổ ra rất nhiều,  cụ thể như ở Việt Nam trong nhiều năm qua  do chính sách kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát cao  mà chúng ta phải thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa. Tốc độ đẩy ra của tài chính, tiền tệ đang cao, nhưng đã bị thắt chặt lại. Rõ ràng, cả cảm nhận và thực tế là dòng tiền ít đi.

Lý do thứ ba, trong điều kiện nhiễu nhương ai ai cũng ở trong thế thủ. Như người dân thì đi tìm tài sản nào đó để trú ẩn, để bảo vệ dòng vốn của mình. Còn DN khi có những có khăn như vậy về vốn, người ta cũng phải sử dụng thế thủ, giữ lại nguồn tiền của mình, để bảo vệ chính mình.

Chính ba nhân tố ấy đã làm cho dòng chu chuyển nguồn vốn, nguồn tiền chậm lại rất nhiều và cảm giác chung là lúc nào cũng thiếu tiền.

Vậy theo ông đâu là giải pháp để gỡ nút thắt?

Tôi cho rằng, điều này không chỉ phụ thuộc vào Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở khá cao, mà trước hết là việc xử lý hệ thống tài chính, hệ thống giám sát vốn chung chuyển trên thế giới. Hiện nay còn rất nhiều điều gây tranh cãi và chưa đi đến một chuẩn mực nào được thừa nhận và thực thi đầy đủ.

Hơn nữa, rõ ràng là phải ổn định lại lòng tin với thị trường, khả năng sản xuất kinh doanh thuận lợi phải quay trở lại. Một trong những điều kiện ấy là cải cách thể chế, tạo dựng môi trường, bình đẳng, cạnh tranh minh bạch… ổn định kinh tế vĩ mô là rất quan trọng. Mọi thứ đều cần thời gian. Chính vì vậy, bản thân DN phải biết sống với những cú sốc, biết hạn chế rủi ro.

Khi đi tìm nguồn vốn, doanh nghiệp cũng phải trả lời được 3 câu hỏi: Tiền nằm ở đâu? Hiện nay từ chính sách, thực tiễn, cái gì, lĩnh vực nào đang thúc đẩy tăng trưởng, đang có cơ phát triển? Biết vốn ở đâu đó rồi thì DN phải “làm hàng”, dự án phải tốt, sổ sách phải sạch sẽ và phải biết đàm phán mặc cả!

Xin cảm ơn ông!

Minh Hằng (Thực hiện)       

Đọc thêm

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.