Khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Báo cáo chính trị Đại hội XIII nêu hệ quan điểm chỉ đạo với 5 quan điểm cơ bản, nhấn mạnh quan điểm có tính nguyên tắc; về chiến lược tổng thể phát triển đất nước; về động lực phát triển; nguồn lực phát triển; về nhân tố hàng đầu quyết định thành công. 

Hệ quan điểm được kết cấu chặt chẽ, có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một hệ quan điểm thống nhất, bao quát những tư tưởng chỉ đạo lớn đối với toàn bộ công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng

Nhận thức sâu sắc sự nguy hại và hậu quả nghiêm trọng của việc xa rời nền tảng tư tưởng, mục tiêu đường lối cách mạng; từ nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, Báo cáo chính trị đặt lên hàng đầu quan điểm: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây là quan điểm có tính nguyên tắc, bất di bất dịch, thể hiện bản lĩnh vững vàng của Đảng. 

Về chiến lược tổng thể phát triển đất nước nhanh, bền vững, Báo cáo chính trị Đại hội XIII xác định: Công cuộc đổi mới đã trải qua 35 năm, ngày càng đi vào chiều sâu, đòi hỏi phải triển khai toàn diện, đồng bộ hơn các nhiệm vụ trên các lĩnh vực, các địa bàn, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, liên kết chặt chẽ các quốc gia, hướng đến những giá trị chung.

Đất nước cần và có thể phát triển nhanh, bền vững hơn vì lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc phù hợp với lợi ích chung của nhân loại. Muốn vậy, phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển tổng thể đất nước, vừa bảo đảm tính toàn diện, vừa tập trung vào những lĩnh vực, nhiệm vụ cốt yếu, tạo thành sự gắn kết đồng bộ, thống nhất, hiệu quả của toàn bộ công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

Báo cáo chính trị xác định quan điểm: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Phát huy nguồn lực quốc gia

Về động lực phát triển, so với trước đây, nhận thức của Đảng về động lực phát triển được nâng lên tầm mức mới. Về nhân tố dân tộc, đồng thời với lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Báo cáo chính trị nhấn mạnh ý chí tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc - nguồn năng lượng nội sinh to lớn và động lực trung tâm của quốc gia - dân tộc trên con đường đi tới tương lai.

Về nhân tố chính trị, kế thừa vấn đề phát huy dân chủ, Báo cáo chính trị bổ sung vấn đề bồi dưỡng sức dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Nhân tố con người được gắn kết với nhân tố văn hóa, được bổ sung nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài. Nhân tố khoa học - công nghệ được đề cao, nhấn mạnh, gắn với thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Báo cáo chính trị Đại hội XIII cũng xác định huy động, sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyết cho phát triển đất nước.

Nguồn lực quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cần được nhìn nhận theo tư duy và cách tiếp cận mở, gắn nguồn lực trong nước với nguồn lực ngoài nước theo tinh thần giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tự lực, tự cường, đồng thời tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp hài hòa nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

“Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.

Đặc biệt, từ những nhận thức sâu sắc đúc kết từ thực tiễn xây dựng Đảng đã được khái quát thành quan điểm thứ năm: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vu, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Đây chính là quan điểm về những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.