Khánh thành bức Phù điêu 'Bác Hồ nói chuyện với chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong' tại Đền Hùng

Các đại biểu cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” (Ảnh: Ngọc Phú)
Các đại biểu cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” (Ảnh: Ngọc Phú)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 8/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, diễn ra Lễ khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”. Đây là công trình được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công đức xây dựng thể theo nguyện vọng và tình cảm sâu sắc của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam với cội nguồn dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Tham dự Lễ khánh thành có Đại tướng Phan Văn Giang – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường – Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng các đồng chí Lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Về phía tỉnh Phú Thọ có ông Bùi Minh Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ; ông Bùi Văn Quang – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

Ngày 19/9/1954, trước khi về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân tại Đền Hùng và nói chuyện với cán bộ chiến sĩ đại đoàn quân tiên phong. Tại nơi đây, bác đã dặn dò các cán bộ, chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Đại tướng Phan Văn Giang – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Ngọc Phú)

Đại tướng Phan Văn Giang – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Ngọc Phú)

Ghi nhớ, thực hiện lời dặn của Bác và thể theo nguyện vọng của nhân dân, năm 2001 Khu di tích lịch sử Đền Hùng được Bộ Quốc phòng công đức xây dựng công trình: Bức Phù điêu tại khu vực ngã 5 Đền Giếng, quy mô công trình có chiều rộng 11,71m và chiều cao là 7,58m với chất liệu bằng các khối đá ghép lại.

Từ khi công trình được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, nơi đây được nhân dân, các cơ quan tổ chức, lực lượng vũ trang và đoàn viên thanh niên đến tham quan, dâng hoa để khắc ghi lời căn dặn của Bác.

Tháng 12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; Tháng 10 năm 2020, Đền Hùng được công nhận là Khu du lịch Quốc gia; cảnh quan xung quanh khu vực Ngã 5 Đền Giếng được chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp tạo thành điểm nhấn quan trọng, hấp dẫn trong khu vực.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đại diện chính quyền địa phương dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Ảnh: Ngọc Phú)

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đại diện chính quyền địa phương dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Ảnh: Ngọc Phú)

Nhằm tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị công trình xứng tầm Di tích quốc gia Đặc biệt, đồng thời để đảm bảo trang trọng, điều kiện tốt nhất phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân tổ chức thực hiện nghi lễ dâng hoa tri ân công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sỹ đã có công với đất nước. Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ, Bộ Quốc phòng và đề nghị đầu tư tu bổ, tôn tạo nâng cấp Bức Phù điêu bằng chất liệu đồng với quy mô mở rộng hơn.

Theo đó, dự án Tu bổ, tôn tạo bức Phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong” tại ngã 5 đền Giếng được Bộ Quốc phòng đồng ý tài trợ và được Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 25/11/2022, với tổng mức đầu tư là 50,49 tỷ đồng

Báo cáo về quá trình tu bổ, tôn tạo công trình Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”, ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng cho biết: “Sau hơn 9 tháng triển khai thi công xây dựng, đến nay công trình đã hoàn thành đảm bảo tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật, đủ điều kiện bàn giao đưa dự án vào khai thác, sử dụng phục vụ nhân dân và đồng bào, du khách trong nước cùng với bạn bè nước ngoài về thăm viếng Đền Hùng hàng năm”.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc; khắc ghi chân lý độc lập dân tộc gắn liền với dựng nước và giữ nước, được đúc rút từ lời dạy bất hủ của Bác Hồ. Đồng thời là biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của Quân đội, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và đồng bào cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt chặng đường cách mạng vẻ vang vừa qua và mãi mãi về sau.

Đánh giá cao và hoan nghênh tinh thần trách nhiệm cùng sự chủ động, tích cực, tâm huyết của của tỉnh Phú Thọ, Quân khu 2, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, thành viên hội đồng nghệ thuật, các nhà thầu và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai xây dựng; nhất là đã hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn; Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy công trình Bức phù điêu một cách hiệu quả, thiết thực. Qua đó góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thống cách mạng của Đảng, tư tưởng, tấm gương vĩ đại của Bác Hồ, tinh thần đại đoàn kết toàn dân và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đại diện chính quyền địa phương trồng cây lưu niệm (Ảnh: Ngọc Phú)

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đại diện chính quyền địa phương trồng cây lưu niệm (Ảnh: Ngọc Phú)

Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang cho biết: Công trình Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” được khánh thành hôm nay thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc; xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước và là nơi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chân lý “Dựng nước gắn liền với giữ nước”.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cũng cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục làm tốt công tác quản lý, giữ gìn và phát huy công trình Bức phù điêu hiệu quả, thiết thực, xứng đáng với công trình văn hóa có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; truyền thống cách mạng kiên cường, vẻ vang của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”, dâng hoa tại Bức phù điêu và trồng cây lưu niệm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”
(PLVN) - Nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang khởi công 78 căn “Nhà Nhân ái” cho 78 hộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cùng ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành... vừa đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.

46 xã ở Bến Tre được công nhận xã An toàn khu

Nhà truyền thống của Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: bentre.gov.vn
(PLVN) - Ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thuộc tỉnh Bến Tre.