Khám phá những biểu tượng văn hóa của xứ sở Bạch Dương

Khám phá những biểu tượng văn hóa của xứ sở Bạch Dương
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngoài búp bê Matryoshka, các biểu tượng nổi tiếng được nhiều người biết đến của nước Nga bao gồm cây bạch dương, xe ngựa troika... Hãy cùng khám phá nguồn gốc cũng như ý nghĩa đặc biệt của những biểu tượng này đối với di sản văn hóa Nga.

Búp bê Matryoshka

Búp bê Matryoshka hay còn được gọi là búp bê xếp chồng, có lẽ là biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Nga. Ở Nga, loại búp bê này được cho là biểu tượng cho các giá trị truyền thống của xã hội Nga: tôn trọng người già, tính đoàn kết đại gia đình, khả năng sinh sản và sự dồi dào.

Trên thực tế, ý tưởng cho rằng sự thật được che giấu trong nhiều lớp ý nghĩa là một mô-típ lặp đi lặp lại trong các câu chuyện dân gian Nga. Trong một câu chuyện dân gian Nga, một nhân vật tên là Ivan phải đi tìm kiếm một cây kim đại diện cho cái chết của một nhân vật xấu xa. Cái kim được giấu ở bên trong quả trứng, quả trứng ở bên trong con vịt, con vịt ở bên trong con thỏ, con thỏ lại ở bên trong cái hộp, và cái hộp được chôn dưới gốc cây sồi. Vì vậy, Matryoshka với nhiều lớp búp bê nhỏ ẩn bên trong những con búp bê lớn hơn, là một biểu tượng hoàn hảo cho nền văn hóa dân gian Nga.

Bộ tám con búp bê đã hoàn thành được gọi là Matryona, một cái tên để miêu tả về người phụ nữ Nga mạnh mẽ, điềm tĩnh và chu đáo. Nhưng Matryona được coi là một cái tên quá trang trọng đối với đồ chơi trẻ em nên sau đó đã được đổi thành Matryoshka để nghe gần gũi hơn.

Bộ tám con búp bê đã hoàn thành được gọi là Matryona, một cái tên để miêu tả về người phụ nữ Nga mạnh mẽ, điềm tĩnh và chu đáo. Nhưng Matryona được coi là một cái tên quá trang trọng đối với đồ chơi trẻ em nên sau đó đã được đổi thành Matryoshka để nghe gần gũi hơn.

Giả thuyết phổ biến nhất cho rằng Matryoshka được hình thành vào năm 1898, khi nghệ sĩ Malyutin đến thăm khu đất của gia đình Mamontov ở Abramtsevo. Tại khu đất này, Malyutin nhìn thấy một món đồ chơi bằng gỗ của Nhật Bản và đã lấy cảm hứng thiết kế một loạt phác thảo phiên bản búp bê xếp chồng của Nga. Trong các bản phác thảo của Malyutin, con búp bê lớn nhất có hình một người phụ nữ trẻ mặc trang phục của thị trấn ôm một con gà trống đen. Những con búp bê nhỏ hơn mô tả những người còn lại trong gia đình, bao gồm cả nam và nữ, mỗi người đều có đồ vật riêng để cầm. Sau đó, Malyutin đã nhờ một thợ gỗ địa phương Zvyozdochkin tạo ra những con búp bê bằng gỗ xếp chồng nhau đầu tiên.

Cây bạch dương

Bạch dương là biểu tượng cổ xưa nhất của nước Nga, giúp cho đất nước xinh đẹp này còn có cái tên thân mật là "xứ sở bạch dương". Nó cũng là loài cây phổ biến nhất trên lãnh thổ Nga. Cây bạch dương có mối liên hệ mật thiết với các nữ thần Slavic Lada và Lelya, đại diện cho năng lượng nữ, khả năng sinh sản, sự thuần khiết và chữa lành.

Hình ảnh cây bạch dương đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà văn và nhà thơ Nga, đặc biệt là Sergei Yesenin, một trong những nhà thơ trữ tình được yêu thích nhất của Nga.

Hình ảnh cây bạch dương đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà văn và nhà thơ Nga, đặc biệt là Sergei Yesenin, một trong những nhà thơ trữ tình được yêu thích nhất của Nga.

Các đồ vật được làm từ gỗ cây bạch dương được sử dụng trong các nghi lễ và lễ kỷ niệm ở Nga trong nhiều thế kỷ. Trong đêm lễ Ivan Kupala, những phụ nữ trẻ sẽ tết dây ruy băng vào cành cây bạch dương để thu hút bạn tình. Bạch dương thường được giữ trong nhà để bảo vệ mọi người khỏi năng lượng xấu. Khi một đứa trẻ được sinh ra, chổi bạch dương được để bên ngoài cửa trước của ngôi nhà của gia đình để bảo vệ đứa bé khỏi những linh hồn đen tối và bệnh tật.

Xe tam mã Troika

Troika là một phương pháp cho phép người cưỡi đặt ba con ngựa vào cùng một bộ dây cương, được sử dụng nhiều trong thế kỷ 17-19. Trên thực tế, troika có thể đạt tốc độ gần 50 km/giờ, khiến nó trở thành một trong những phương tiện nhanh nhất thời bấy giờ.

Những con ngựa sau một thời gian dài chạy mệt mỏi sẽ được đổi bằng những con ngựa mới theo định kỳ.

Những con ngựa sau một thời gian dài chạy mệt mỏi sẽ được đổi bằng những con ngựa mới theo định kỳ.

Ban đầu, troika được sử dụng để vận chuyển thư, sau đó mới được sử dụng để chở những hành khách quan trọng. Tại thời điểm đó, nó trở thành một biểu tượng văn hóa, đặc trưng trong các đám cưới, lễ kỷ niệm tôn giáo và được trang trí với màu sắc tươi sáng với chuông và vàng.

Do thiết kế sáng tạo và tốc độ ấn tượng, troika đã gắn liền với linh hồn của người Nga, thứ thường được gọi là "lớn hơn cuộc sống". Biểu tượng của số ba còn có ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của Nga và đóng một vai trò trong sự phổ biến của troika.

Samovar

Samovar là một bình ủ lớn, được làm nóng để đun sôi nước, đặc biệt là để pha trà.

Samovar là một bình ủ lớn, được làm nóng để đun sôi nước, đặc biệt là để pha trà.

Samovar là một biểu tượng đặc trưng của văn hóa uống trà Nga. Các gia đình truyền thống ở Nga đã dành hàng giờ để trò chuyện và thư giãn quanh bàn với các món truyền thống như bánh quy kiểu Nga và một samovar nóng. Samovar có một đường ống thẳng đứng giúp làm nóng nước và giữ cho nước nóng trong nhiều giờ liền.

Chiếc samovar chính thức đầu tiên xuất hiện ở Nga vào năm 1778. Anh em nhà Lisitsyn đã mở một nhà máy sản xuất samovar ở Tula vào cùng năm đó. Chẳng bao lâu, samovar đã lan rộng khắp nước Nga, trở thành một sản phẩm được yêu thích trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình ở Nga.

Đọc thêm

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Yêu đất nước hơn qua những chuyến đi

Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN)
(PLVN) - Những du khách, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng tới thăm chiến trường xưa để nhớ lại một thời chiến đấu hào hùng, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc; học hỏi, giáo dục truyền thống. Do vậy, hiện có nhiều tour du lịch giúp du khách càng đi càng thêm yêu Tổ quốc, dân tộc, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Ngàn dặm Tổ quốc thân yêu

Những chuyến đến các vùng miền, khiến người trẻ càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam xinh đẹp. (Nguồn: Thúy Hiền Nguyễn)
(PLVN) - Có những người trẻ yêu quê hương, đất nước từ câu chuyện kể, các bài học lịch sử. Nhưng lại có người trẻ yêu Tổ quốc bằng những chuyến đi đến mọi miền Nam – Bắc. Đó là một thứ tình cảm nảy nở từ vẻ đẹp rừng núi hùng vĩ, bền bỉ và thủy chung tựa như dòng sông hiền hòa.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…