Khách hàng nghi ngờ Fagor Việt Nam trà trộn hàng kém chất lượng và trốn thuế

Máy giặt Fagor mới dùng 4 năm đã bị gãy trục
Máy giặt Fagor mới dùng 4 năm đã bị gãy trục
(PLO) - Nghi ngờ Fagor Việt Nam trà trộn hàng kém chất lượng và trốn thuế khi hàng hoá liên tục hỏng và không xuất hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) cho khách hàng, chị Ngọc Ánh ở Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội tiếp tục khiếu nại về thái độ thờ ơ của Công ty Tristar Việt Nam, đơn vị độc quyền phân phối đồ gia dụng Fagor Tây Ban Nha trước sự việc xảy ra đối với gia đình chị.

Mua đồ gia dụng Fagor: sau 5 năm là vứt đi 1 đống tiền!

Như Báo PLVN đã thông tin, bỏ hàng trăm triệu mua máy giặt, máy rửa bát, bếp từ, hút mùi, lò vi sóng của thương hiệu đồ gia dụng Fagor Tây Ban Nha do Công ty Tristar Việt Nam độc quyền phân phối chỉ mới sau 4 năm sử dụng, gia đình chị Ngọc Ánh ở Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) đã vô cùng bức xúc vì thường xuyên phải sửa chữa và lo ngay ngáy cho sự an toàn của gia đình.

Cụ thể, vào thời điểm tháng 5/2014, mặc dù đã được triết khấu 30% thì số tiền mà gia đình chị phải trả cho một máy giặt Fagor đã là 30 triệu đồng, máy hút mùi 20 triệu đồng, bếp từ 34 triệu đồng, máy rửa bát  30 triệu đồng, chưa kể lò vi sóng, vòi nước, nồi nấu. Những tưởng, với một số tiền lớn như thế, một thương hiệu uy tín như thế thì đồ gia dụng nhà chị dùng mấy chục năm vẫn tốt, ai ngờ, điều mà chị Ngọc Ánh thấy khó hiểu là ngay ngày đầu hãng mang máy giặt đến lắp đặt cho nhà chị thì máy đã không thể hoạt động, nước chảy chan khắp nhà, phải mang chiếc khác đến thay thế. Kể từ đó, trong thời hạn bảo hành nhà chị đã phải vài lần gọi thợ đến hỗ trợ. Đỉnh điểm xảy ra khi thời hạn bảo hành 3 năm vừa hết, toàn bộ vật dụng thương hiệu Fagor nhà chị thi nhau xếp hàng đòi sửa chữa.

Khi phản ánh sự việc này với Công ty Tristar Việt Nam thì chị Ánh nhận được lời khuyên là nên bỏ tiền mua máy giặt mới vì hiện nay mẫu máy giặt này hãng không nhập về Việt Nam nên không có thiết bị thay thế.

Chị Ánh không nghe theo “lời khuyên” này vì không thể chấp nhận việc bỏ một đống tiền mua đồ gia dụng Fagor Tây Ban Nha mà chỉ sau 5 năm đã phải thay thế.

Máy rửa bát Fagor nhà chị Ánh liên tục bị hỏng hóc, mỗi lần sửa mất cả triệu đồng
Máy rửa bát Fagor nhà chị Ánh liên tục bị hỏng hóc, mỗi lần sửa mất cả triệu đồng

Tương tự trường hợp nhà chị Ánh, năm 2013, chị V.H (Hà Đông, Hà Nội) mua một chiếc bếp hỗn hợp điện từ, mang nhãn hiệu Fagor 1200 TS của  Fagor do Fagor Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc từ Tây Ban Nha, do Công ty Tristar Việt Nam - Đại diện tiếp thị và phân phối độc quyền tại đại lý Thái Sơn (ở 346 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), giá 22 triệu đồng và được bảo hành 3 năm bởi nhà sản xuất.

Nhưng sau một thời gian sử dụng, chị thấy bếp nóng hơn bình thường và xuất hiện vết nứt lớn ở kính. Lúc này chị H đã liên hệ với bên Trung tâm bảo hành Tristar nhưng chị nhận được câu trả lời đó là chị phải thay mặt kính mới mà phải chịu toàn bộ chi phí hơn 9 triệu đồng và công ty chịu 30%. Quá bức xúc, chị H đã gửi đơn khiếu nại khắp nơi, báo chí vào cuộc thì công ty Tristar Việt Nam lúc này chối bỏ trách nhiệm.

Việc bếp bị nóng mặt kính, hãng này cho rằng, quạt tản nhiệt bị bụi hay thanh nối tiếp xúc giữa mặt kính và đế bếp lâu ngày bị oxy hóa là hiện tượng bình thường. Nhân viên có khoan thêm mấy lỗ dưới gầm bàn bếp với lý do giúp tản nhiệt tốt hơn và lắp trả gia đình. 

Còn đối với việc bếp nứt mặt kính, Công ty Tristar cho rằng, việc xác định rõ nguyên nhân mặt kính nứt là rất khó vì kỹ thuật viên đến sau khi hiện tượng nứt vỡ, do đó Công ty đã đề xuất hỗ trợ khách hàng 30% giá trị của phụ kiện vì sự việc không mong muốn.

Hãng khẳng định sau khi kết thúc công việc bảo hành bếp hoạt động tốt không nứt vỡ, khách khiếu nại vết nứt sau 16 ngày sử dụng. Do vậy, việc này không được hãng xác nhận vì không có bằng chứng khác gây ra do chất lượng của kính. Và sau đó sự việc đi vào quên lãng vì công ty này đã chọn cách “im lặng” và bỏ mặc khách hàng.

Mất dần niềm tin

Phản ánh tới Báo PLVN, chị Ngọc Ánh cho biết, ban đầu, gia đình chị rất tin tưởng vào thương hiệu Fagor Tây Ban Nha. Bằng chứng là hầu hết nội thất, đồ trong nhà chị đều mua từ thương hiệu này. Thế nhưng, với việc chất lượng sản phẩm không như mong đợt và cách hành xử khó hiểu, im lặng mặc kệ khách hàng của đơn vị phân phối độc quyền là Công ty Tristar Việt Nam đã khiến gia đình chị cũng như nhiều khách hàng khác mất dần niềm tin vào thương hiệu Fagor Tây Ban Nha.

Hàng hoá chục triệu hay trăm triệu đồng cũng chỉ có phiếu thu như thế này, không được xuất hoá đơn GTGT
Hàng hoá chục triệu hay trăm triệu đồng cũng chỉ có phiếu thu như thế này, không được xuất hoá đơn GTGT

Đáng ngại hơn, chị Ánh cho biết mặc dù gia đình mua rất nhiều đồ dùng của Fagor nhưng không có một mặt hàng nào được xuất hóa đơn GTGT và nhiều khách hàng bắt đầu nghi ngờ đồ dùng Fagor trong nhà họ là hàng Trung Quốc kém chất lượng bị trà trộn trên thị trường Việt Nam. 

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này. 

Đọc thêm

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara
(PLVN) - Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại nhiều website và fanpage trên mạng xã hội, các sản phẩm mang tên Dr.Nara được giới thiệu, quảng cáo với những từ ngữ có thể gây hiểu nhầm đây là sản phẩm có công dụng điều trị nám, tàn nhang. Kèm theo đó, nhiều website còn sử dụng hình ảnh, thông tin của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để giới thiệu sản phẩm. Thậm chí, có nội dung rằng sản phẩm “được khuyên dùng bởi các bác sĩ và chuyên gia da liễu hàng đầu Việt Nam”.

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo
(PLVN) -  Thời gian gần đây, trường hợp khách hàng bị lừa đảo thông qua hình thức giả danh tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ. Dù các tổ chức đã có những cảnh báo liên tục, tuy nhiên với thủ đoạn ngày càng tinh vi và hiện đại, không ít khách hàng vẫn “tiền mất tật mang”.

Cẩn trọng với mỹ phẩm “chính hãng”, siêu rẻ trên mạng

Phòng trưng bày nhận diện các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. (Nguồn: QLTT)
(PLVN) - Thị trường mỹ phẩm online đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của hàng loạt cá nhân và tổ chức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Bên cạnh những nhà nhập khẩu chính thống, không ít kẻ lợi dụng “lỗ hổng” trong quản lý để buôn bán hàng lậu, hàng giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

(PLVN) - Không gian mạng xã hội hiện tràn lan những hội nhóm quảng cáo, rao bán trang phục, phụ kiện ngành Công an. Thực trạng này khiến nhiều người băn khoăn, khi từng có không ít đối tượng xấu sử dụng trang phục này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Cảnh báo fanpage giả mạo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam

Vietnam Post vừa cảnh báo trang Facebook giả mạo Cuộc thi Viết thư UPU.
(PLVN) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.