Gương sáng Pháp luật

“Khắc tinh” của tội phạm đất Cảng

Đại tá Cường hỏi cung một đối tượng bị bắt.
Đại tá Cường hỏi cung một đối tượng bị bắt.
(PLVN) - Giang hồ đất Cảng có tiếng phức tạp bậc nhất cả nước, nhưng khi nghe tên Đại tá Nguyễn Đức Cường, Trưởng Phòng Hồ sơ Công an Hải Phòng (từng là Phó phòng Cảnh sát Kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Trưởng Công an quận Hồng Bàng), đều “ngại ngần”. Từ 2009 đến nay, Đại tá Cường đã tham gia chỉ huy, điều tra, bắt giữ hàng ngàn vụ án và đối tượng…

Nỗi khiếp sợ của tội phạm

Năm 1985, tốt nghiệp Học viện An ninh, Nguyễn Đức Cường về nhận nhiệm vụ tại Phòng An ninh Điều tra. Với chuyên môn nghiệp vụ sắc bén, cộng thêm tinh thần học hỏi và nhiệt huyết, Nguyễn Đức Cường nhanh chóng trở thành một trinh sát giỏi, bản lĩnh, kinh nghiệm, năm 1992 được chuyển về Phòng Cảnh sát (CS) Kinh tế.

Đại úy trẻ được giao phụ trách hai lĩnh vực Công nghiệp và Nông nghiệp - nông thôn. Đại úy trẻ vừa đảm nhận địa bàn, vừa được cấp trên tin tưởng giao nhiệm tham gia nhiều chuyên án.

Năm 1996, Phòng CS Kinh tế chủ công phát hiện, làm rõ vụ tham ô xảy ra tại Cty LG - Vina, một DN công nghiệp lớn tại Hải Phòng, thu hồi hàng chục tỷ đồng thất thoát. Vụ án là bài học kinh nghiệm để tham mưu với TP chỉnh đốn, có cách nhìn cẩn trọng hơn trong hoạt động hợp tác đầu tư. Trong chiến công này, có vai trò không nhỏ của ông Cường. Năm 2005, Chuyên án 105C do ông Cường là thư ký chuyên án, là một chiến công chống tham nhũng buôn lậu được báo cáo điển hình tại Bộ Công an (CA).

Từ 2009 đến 2013, là Đội trưởng Đội 3, sau đó là Phó phòng, ông tham gia chỉ đạo phát hiện, bắt giữ, xử lý 60 vụ việc về kinh tế; tạm giữ tang vật, hàng hóa hàng chục tỷ; khởi tố 10 vụ, bắt 15 đối tượng trốn truy nã.

Vụ án “Cty Trường Sa” cũng có dấu ấn của ông Cường. Khoảng 2013, nhóm đối tượng do Nguyễn Hà Quảng cầm đầu thành lập Cty Trường Sa, thâu tóm 15 DN sắp phá sản. Thủ đoạn của nhóm là lợi dụng một số DN được TP giao đất, nhưng hoạt động thua lỗ, nợ xấu, chúng nhảy vào, nhận hồi phục, cơ cấu lại DN và đòi hỏi phải cung cấp toàn bộ hồ sơ tài liệu giấy tờ để nắm được vi phạm của DN, rồi khống chế DN và tổ chức tín dụng, ép phải bán toàn bộ DN cho chúng với giá 1 USD hoặc 0 đồng. Cty Trường Sa sau đó sử dụng nhà xưởng, đất đai vào mục đích khác.

Trong vụ này, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, sau này là Thứ trưởng Bộ Công an (lúc đó là Chủ tịch TP Hải Phòng); Giám đốc CATP Đỗ Hữu Ca; đã trực tiếp chỉ đạo Phòng CS kinh tế tham gia đấu tranh xử lý. Sau 6 tháng, Hải Phòng đã thu hồi được toàn bộ các DN nói trên…

Ông Cường sau đó được chuyển sang làm Trưởng phòng CS Hình sự, tiếp tục ghi dấu với hàng loạt chuyên án lớn, với quan điểm “phải đấu tranh tới cùng với tội phạm”. Trong nhiều chuyên án, ông vừa chỉ huy, vừa là trinh sát đi truy bắt tội phạm. Đại tá Cường thường cùng chạy xe máy đi tuần tra cùng cấp dưới.

Đấu tranh với tội phạm không đơn giản chỉ là đấu lực hay đấu súng, mà còn là đấu trí. Chuyên án Mai Đức Vượng (Tộ “tích”), Đào Duy Tuấn (Tuấn “tượng”), Đào Văn Thắng (Thắng “Quán Toan”) giết người, cố ý gây thương tích, rồi giả điên là một ví dụ. Vượng được cho là có tiền sử bệnh động kinh, có hồ sơ bệnh án BV Tâm thần Hải Phòng cung cấp, “cần phải điều trị lâu dài”. Tuấn, Thắng tương tự. CA Hải Phòng phải kỳ công xác minh, thu thập chứng cứ, phối hợp Viện Pháp y Tâm thần TW giám sát, theo dõi, hội chẩn, xác định đó là những kẻ giả điên để bắt giam trở lại.

Đại tá Nguyễn Đức Cường - Trưởng phòng Hồ Sơ CA TP Hải Phòng.

Đại tá Nguyễn Đức Cường - Trưởng phòng Hồ Sơ CA TP Hải Phòng.

Đại tá Cường nhận định, ý nghĩa chuyên án này cực kỳ quan trọng, không đơn giản chứng minh sự thật về bệnh trạng một vài đối tượng, mà là phương pháp hóa giải “bùa điên” của tội phạm. Từ chuyên án này, Cục CS Hình sự (Bộ Công an) xây dựng chuyên đề về công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm giả điên.

Từ 2013 - 2015, Đại tá Cường chỉ đạo xác lập, phá thành công 99 chuyên án, bắt 157 đối tượng. Có thể kể vụ phá “lò” sản xuất vũ khí quân dụng của Dương Minh Nhất; bắt nhóm “bàn tay vàng” trong vụ trộm hàng trăm cây vàng tại tiệm vàng ở An Lão; bắt nhóm đối tượng tấn công CSGT rồi cướp xe máy; bắt nhóm đối tượng vận chuyển 5,6kg thuốc lắc, ketamine từ Cát Bi vào TP HCM; bắt 42 nhóm người Trung Quốc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet…

Đại tá Cường cũng tham gia tổ chức thực hiện mô hình “tuần tra vũ trang đêm” của CSHS trên các tuyến, địa bàn trọng điểm về ANTT; ngăn chặn được tình trạng các băng nhóm tội phạm, đối tượng hình sự tụ tập… Hình ảnh những chiến sỹ Công an mặc áo “CSHS” tuần tra hàng đêm trên các tuyến phố trở thành nỗi khiếp đảm với tội phạm, đồng thời gần gũi thân thương với người dân đất Cảng.

Không có “vùng cấm” trong chống tội phạm

Tháng 3/2015, Đại tá Cường được điều động giữ chức vụ Trưởng CAQ Hồng Bàng. Thời điểm đó, quận có nhiều dự án cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị như: GPMB khu vành đai chợ Sắt phục vụ dự án xây dựng Công viên cây xanh, xây dựng khu nhà ở tái định cư Cái Tắt (Sở Dầu), xây dựng khu đô thị Vinhomes Imperia Hải Phòng.

Đại tá Cường đã có nhiều sáng kiến, ý tưởng giúp địa phương thực hiện tốt công tác GPMB, giải quyết chính sách đền bù thỏa đáng, hài hòa lợi ích các bên. Một số bà con khu chợ Sắt đã mưu sinh bao năm ở đây phản đối, mang quan tài, vũ khí thô sơ, bình ga ra gây sức ép… Đại tá Cường đến từng hộ dân động viên, giải thích. Lần đầu tiên ở Hải Phòng, một dự án di dời 1700 hộ dân khu vực trung tâm, diện tích đất thu hồi 7,8ha nhưng được tiến hành trong thời gian ngắn, không để phức tạp ANTT, tiết kiệm ngân sách.

Ở cương vị mới, ông Cường vẫn không ngồi một chỗ nghe báo cáo, thường cùng trinh sát trực tiếp thâm nhập thực tế để từ đó có những phân tích chính xác, khoa học, và “không có vùng cấm”. Một “đại gia” khi bị bắt quả tang tổ chức đánh bạc, chứa mại dâm, hách dịch rút điện thoại tuyên bố: “Bắt dễ, thả khó đấy”. Đại tá Cường nhẹ nhàng: “Tôi cho anh gọi thoải mái”. Đối tượng gọi điện “cháy máy” nhưng sau đó vẫn lĩnh gần chục năm tù đúng quy định pháp luật.

Ông Cường cũng là người đứng sau Chuyên án 17 Cty “ma” giả mạo giấy tờ. Từ cuối 2017 đến đầu 2018, trên địa bàn quận xuất hiện hàng loạt DN “lớn” như Cty Nguyên Việt, Tuấn Hà, Phúc Trà, Tuấn Phát... dù có trụ sở, điểm giao dịch nhưng lại không có biểu hiện hoạt động, không có hàng hóa kinh doanh; dù số lượng kê khai tại cơ quan thuế rất lớn. Giám đốc các DN này đều được thuê, không có trình độ, nghiệp vụ. Ông Cường nhận định đây là các Cty chuyên in hóa đơn đem mua bán số lượng lớn.

Khám xét khẩn cấp số 12/179 phố Lê Lợi, công an thu giữ 17 con dấu, hàng trăm quyển hóa đơn… xác định các DN “ma” này đã giao dịch lượng hóa đơn chứng từ giá trị hàng nghìn tỷ đồng/năm. Xác định kẻ cầm đầu đường dây này là Nguyễn Thị Nhung (SN 1978, ngụ phố Nguyễn Đức Cảnh), từng được nhận vương miện tại cuộc thi “Hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018”.

Để bắt được đối tượng, bóc gỡ toàn bộ đường dây, Đại tá Cường đã gặp không ít khó khăn. Nhiều cuộc điện thoại gọi đến can thiệp; một số “người mẫu” đích thân đến ngỏ ý “muốn tiền hay “gì khác” bao nhiêu đều được”… Không gì mua chuộc được người đấu tranh với tội phạm. CA Hồng Bàng nhanh chóng dò được nơi ẩn náu của Nhung, phát đi thông báo kêu gọi đầu thú để hưởng lượng khoan hồng và đối tượng cuối cùng phải tự tìm đến nhận tội.

Trưởng thành trong chiến đấu, rèn luyện từ khó khăn gian khổ, Đại tá Cường được đánh giá luôn nhiệt huyết, khát khao cống hiến, tinh thần học hỏi đổi mới không ngừng. Đồng đội trân trọng, xem ông như “kiến trúc sư” của nhiều trận đánh lớn; nhưng cũng rất nhân văn, giản dị từ tác phong, cử chỉ, thái độ; là một người anh, một thủ trưởng gần gũi, thân thiện, có thể vượt hàng trăm cây số trong đêm để kịp đến động viên, nắm bàn tay đồng đội bị trọng thương khi thi hành nhiệm vụ, trước khi vào ca mổ sinh tử...

Với tội phạm, ông quan niệm đó cũng là những con người cụ thể, cũng có gia đình, người thân; nên luôn luôn cảm hóa, khơi gợi cho họ hướng thiện, làm lại cuộc đời. Nhiều người sau khi quy án đã trở thành người lương thiện, làm ăn chân chính. Nhiều người dân đất Cảng cũng không thể quên hình ảnh Đại tá Cường xả thân vào giải cứu cháu nhỏ bị bố bắt nhốt trong căn nhà ở đường Bến Bính dọa dùng xăng đốt nhà, tự thiêu…

Hơn 30 năm giữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy, Đại tá Nguyễn Đức Cường liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 3 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng CAND, 1 lần đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, điển hình tiên tiến tại Đại hội thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” của lực lượng CAND. Nhiều lần Đại tá Cường được chọn là gương mặt tiêu biểu của CA Hải Phòng và vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 7 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an...

Phá Chuyên án 718M, ngày 20/8/2018, trước cửa nhà số 36 đường Quán Trữ, CA Hồng Bàng bắt quả tang đối tượng đang vận chuyển thuê 5 kg ma túy tổng hợp cho Bùi Thị Thu Trang. Khám nhà một “hot girl đất Cảng” này, thu giữ cả “kho” ma túy và vũ khí…

Chuyên án 718M khép lại, nhưng còn đó nỗi ám ảnh với Đại tá Cường. Đó là ánh mắt con gái Trang, cháu bé 10 tuổi nhược thị ở giai đoạn cận mù. “Cháu nhỏ tha thiết cầu khẩn tôi thả mẹ cháu, vì cháu chỉ có mẹ. Tôi lặng người chạnh lòng xót thương trước cái nhìn của cháu, nhưng biết làm sao được? Giá như những người cha, người mẹ không vì đua đòi ăn chơi, thiếu hiểu biết mà lao vào phạm tội, thì họ đã không gieo nỗi bất hạnh cho xã hội, không gây đau đớn cho con cái, người thân…”.

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH điện tử thông minh TCL tổ chức Chương trình thiện nguyện tại Trạm ra đa 31, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân và tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.