Kêu cứu của công ty Phương Trang trong vụ án “đại gia” Hứa Thị Phấn: Thực nợ 3.936 tỉ, bị kê biên tới… 15 ngàn tỉ

Bị cáo Ngô Kim Huệ - nguyên Phó TGĐ NH Đại Tín thừa nhận ký khống 5 phiếu thu, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 330 tỉ đồng.
Bị cáo Ngô Kim Huệ - nguyên Phó TGĐ NH Đại Tín thừa nhận ký khống 5 phiếu thu, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 330 tỉ đồng.
(PLO) - Cho rằng tài sản bị kê biên quá lớn, trong khi thực nợ chỉ 3.936 tỉ đồng, đại diện Công ty CP Đầu tư Phương Trang kiến nghị tòa cho giải tỏa phần lớn tài sản đang bị kê biên trong vụ án “rút ruột” ngân hàng của Hứa Thị Phấn và đồng phạm.

Đề xuất hai phương án xử lý tài sản thế chấp

Cho đến phiên xử sáng 15/5/2018, hầu hết các bị cáo giúp Hứa Thị Phấn trong vụ án kê khống giá nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch (lên tám lần giá trị thực tế) và tạo lập chứng từ thu – chi khống nhằm “rút ruột” Ngân hàng Đại Tín hơn 5.256 tỉ đồng đều đã cúi đầu nhận tội.

Trong vụ án này, Công ty CP Đầu tư Phương Trang đã bị bà Hứa Thị Phấn đẩy dư nợ khống 5.256 tỉ đồng cho khoản vay gốc 9.436 tỉ đồng. Để có thể vay khoản tiền 9.436 tỉ đồng này, Công ty Phương Trang đã phải thế chấp tổng tài sản trị giá 14.236 tỉ đồng (ở thời điểm 2010 – 2012).

Trong khi đó, kết quả điều tra cho thấy, trong số 9.436 tỉ nợ gốc trên sổ sách đối với 82 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận 3.936 tỉ đồng. Số tiền 5.256 tỉ đồng đã bị bà Hứa Thị Phấn rút ruột của Ngân hàng Đại Tín và bằng những thủ đoạn tinh vi, đẩy số tiền này thành dư nợ khống cho Công ty Phương Trang. 

Đại diện cho Công ty Phương Trang, ông Phan Trung Hiếu đề đạt nguyện vọng với Hội đồng xét xử hai phương án xử lý tài sản thế chấp: 

Một, giải tỏa số tài sản đối với những khoản vay có dư nợ bằng không.

Hai, đối với tổng số tài sản thế chấp có giá trị 14.236 tỉ đồng, trừ đi một số tài sản của Lâm Kim Dũng và nhóm Phú Mỹ còn 11.700 tỉ đồng. Theo thời gian, giá trị số tài sản này đã tăng từ 20 – 30%, tương đương 15.360 tỉ đồng, đề nghị tòa cho Phương Trang được thế chấp với tỉ lệ 7:10, tức thực nợ 3.936 tỉ thì Phương Trang sẽ thế chấp tài sản tương đương khoảng 5.600 tỉ đồng. Số tài sản còn lại đề nghị được giải tỏa.

Về việc phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu, phía Ngân hàng Đại Tín không hề giải ngân cho Phương Trang đồng nào nên phía Phương Trang yêu cầu trả lại tài sản quyền sử dụng đất Bình Điền.

Một số bị cáo trong phiên xử.
Một số bị cáo trong phiên xử.

Tòa làm rõ đường đi của đồng tiền tại Ngân hàng Đại Tín

Bị cáo Ngô Kim Huệ - nguyên Phó TGĐ Ngân hàng Đại Tín, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ, được HĐXX thẩm vấn, đã thừa nhận toàn bộ hành vi ghi trong cáo trạng là đúng. Theo đó, Huệ đã ký khống năm giấy nộp tiền với tổng số tiền 330,25 tỉ đồng trong thời gian từ 9/9 – 28/10/2010. Huệ cho biết mình ký cả năm chứng từ trên theo thông báo của bị can Bùi Thị Kim Loan – trợ lý của bà Phấn, mà không hề nộp tiền như trên chứng từ.

Sau đó Huệ giúp bà Phấn rút tiền mặt, chuyển khoản thanh lý hợp đồng dự án Bình Điền và mua cổ phiếu Ngân hàng Đại Tín. Hành vi của bị cáo Huệ gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại tín hơn 330 tỉ đồng.

“Vì sao bị cáo chỉ ký chứng từ mà không có tiền nộp vào?”, HĐXX chất vấn. 

“Vì bị cáo Loan (trợ lý bà Phấn) nói với bị cáo là tiền đã chuyển vào tài khoản rồi”, Huệ trả lời.

HĐXX hỏi tiếp là Công ty Phương Trang vay tiền của Ngân hàng Đại Tín hay của bà Hứa Thị Phấn. Bị cáo Huệ cho rằng lúc đầu thì Phương Trang có vay tiền của bà Phấn, vì trong quá trình đó bị cáo có biết anh Quan, anh Luận. 

“Căn cứ nào bị cáo nói Công ty Phương Trang vay tiền của bà Phấn?”, HĐXX hỏi. 

“Dạ, bị cáo chỉ nghe nói chứ không biết rõ”, bị cáo Huệ trả lời.

Sau khi thẩm vấn bị cáo Huệ, HĐXX đã triệu tập các lái xe và bảo vệ áp tải thủ quỹ Ngô Thị Ngân đi nhận tiền. Ngân cho biết thường dùng séc rút tiền ở ngân hàng nhà nước ra xong thì chở thẳng tiền đến văn phòng của bà Phấn tại tầng sáu tòa nhà Lam Giang theo chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh Sài Gòn là Ngô Trí Đức, chứ không đem tiền về nộp ở kho quỹ của chi nhánh theo Lệnh điều chuyển vốn.

Số lái xe và bảo vệ bảo lưu lời khai tại cơ quan điều tra, theo đó, họ nhiều lần theo thủ quỹ Ngân nhận tiền ở Ngân hàng Nhà nước, xong đều chuyển thẳng lên tầng sáu tòa nhà Lam Giang cho bà Phấn. Một số bảo vệ cho biết họ được nhờ khiêng các bao tiền lên tầng sáu. Tại đây, có lần thì để tiền hẳn lại đây và cũng có lần tiền được đếm, để lại một phần, một phần bỏ vào bao tải và chở về Công ty Phương Trang.

PLVN sẽ tiếp tục phản ánh sự việc trong các số báo tới.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.