Kết thúc tốt đẹp chuyến công tác của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng tại Liên bang Nga

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã có nhiều cuộc gặp và làm việc song phương trong thời gian công tác tại Liên bang Nga
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã có nhiều cuộc gặp và làm việc song phương trong thời gian công tác tại Liên bang Nga
(PLO) -Tiếp nối kết quả tốt đẹp các cuộc gặp và làm việc với các cơ sở đào tạo Luật của Nga tại Mátxcova, trong thời gian tham dự Diễn đàn Pháp lý quốc tế tại Xanh Petecbua, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã tiếp tục có các cuộc gặp và làm việc song phương với lãnh đạo Bộ Tư pháp Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Áo, Tổng Thư ký Hội nghị La hay về tư pháp quốc tế, Đại học tổng hợp quốc gia Xanh Petecbua và Đại học Luật quốc gia Mátxcơva (MGUA) mang tên Kutafin (Kutafin Moscow State Law University (MSAL)/ Московский государственный юридический университет имени О. Е. Кутафина (Mгюa) 

Gặp Thứ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga, ông Travnikov M.A

Tại cuộc gặp và làm việc, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng trân trọng cám ơn Bộ Tư pháp Liên bang Nga đã mời Bộ Tư pháp Việt Nam tham dự Diễn đàn pháp lý quốc tế Xanh Petecbua năm 2016, chúc mừng Bạnđã chủ trì tổ chức thành công sự kiện quan trọng này trong suốt 6 năm qua, đánh giá cao vai trò của Bộ Tư pháp Liên bang Nga trong việc tạo ra một địa chỉ tin cậy cho các cuộc đối thoại ở tầm quốc tế của các chính trị gia, các luật gia, doanh nhân và các nhà khoa học về các vấn đề pháp lý mang tính thời sự trong bối cảnh giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội toàn cầu.

Hai Thứ trưởng đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác thời gian qua giữa hai Bộ, đặc biệt là từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Nga Konovalov  A.V vào tháng 11/2015 cũng như chuyến thăm của  Thứ trưởng Aristov D.V vào tháng 4/2016 vừa qua nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác đã ký năm 2010 và Kế hoạch hợp tác các năm 2015-2016. Đồng thời hai bên cũng thống nhất cho rằng, trong thời gian tới đây, hai Bộ cần tích cực hơn nữa trong việc triển khai các hoạt động hợp tác hiệu quả, thiết thực, phù hợp với nhu cầu, sự quan tâm chung và tiềm năng của cả hai Bên, góp phần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt – Nga ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất hơn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong bối cảnh và trên cơ sở kết quả tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga vừa qua của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng một lần nữa nhấn mạnh đến nhu cầu ưu tiên của Việt Nam trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo các kinh nghiệm của Liên bang Nga trong cải cách pháp luật, cải cách tư pháp. Thứ trưởng chia sẻ vai trò của Bộ Tư pháp Việt Nam trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật và các chức danh tư pháp, đề xuất Bộ Tư pháp Liên bang Nga xem xét, hỗ trợ thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quan trọng này, đặc biệt là đề nghị Bộ Tư pháp Liên bang Nga hỗ trợ trao đổi với Bộ Khoa học và Giáo dục Liên bang Nga xem xét, dành một số lượng học bổng xứng đáng để đào tạo chuyên ngành luật trong tổng số 800 học bổng mà Chính phủ Nga dành cho Việt Nam hàng năm.

Về việc thành lập nhóm chuyên gia pháp luật Việt Nam thuộc tổ công tác hỗn hợp Việt Nam – Liên bang Nga, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Travnikov M.A. đánh giá cao việc hai Bộ Tư pháp đang xúc tiến thành lập Nhóm chuyên gia/ Tổ công tác hỗn hợp của hai nước để tiến hành các nghiên cứu chung được dự kiến trong các lĩnh vực chính là hoàn thiện và thực thi pháp luật dân sự, pháp luật về Hiến pháp, pháp luật hình sự và pháp luật quốc tế.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá cao việc các cơ sở đào tạo của Nga đã đề cử nhiều nhà khoa học, các giáo sư đến từ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật có uy tín của Liên bang Nga tham gia Tổ công tác hỗn hợp Việt – Nga.  Đây là một thuận lợi lớn trong quá trình hợp tác do các thành viên nhóm chuyên gia Nga là những người vừa sâu sắc về mặt lý luận, vừa giàu kinh nghiệm và am hiểu thực tế đời sống pháp lý. Về phía Việt Nam, để có thành phần tương ứng và nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Tổ công tác, phục vụ thiết thực cho công tác hoàn thiện và thực thi pháp luật, hội nhập quốc tế của Việt Nam, dự kiến thành phần nhóm chuyên gia Việt Nam tham gia Tổ công tác gồm Bộ Tư pháp; đại diện các cơ sở đào tạo luật và nghiên cứu khoa học: Trường Đại học Luật Hà Nội, Học Viện Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý; các chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm của Bộ Tư pháp; đại diện một số cơ quan, tổ chức: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cũng đánh giá cao việc Bộ Tư pháp Liên bang Nga đã hỗ trợ trao đổi nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực thi hành án trong thời gian qua và thông báo việc Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ cử đoàn tham dự Hội nghị quốc tế về Thi hành án tại Upha – Liên bang Nga sắp tới vào tháng 6/2016.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng tin tưởng rằng trong thời gian tới đây, hai Bộ Tư pháp sẽ triển khai có hiệu quả Chương trình hợp tác 2015-2016 đã ký kết và thực hiện các cam kết của Lãnh đạo hai Bộ tại các cuộc làm việc song phương vừa qua. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo luật sẽ  đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực pháp luật. Thứ trưởng đề nghị Bộ Tư pháp Nga thúc đẩy việc sớm thiết lập quan hệ hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với vùng Viễn Đông của Nga; mong muốn trong thời gian tới đây sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của Bộ Tư pháp Nga cho các khóa đào tạo ngắn hạn các cán bộ pháp luật của Việt Nam về  thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và triển khai thi hành pháp luật, đặc biệt là thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Luật Dân sự 2015. Bộ Tư pháp cũng hoan nghênh việc BTP Nga  cử các chuyên gia Nga tới Việt Nam để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong  các lĩnh vực này.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng  cũng chia sẻ với Thứ trưởng Tư pháp Liên bang Nga về kết quả các buổi làm việc với một số cơ sở đào tạo luật của Liên bang Nga (Khoa Luật Trường Tổng hợp quốc gia Matxcova mang lên Lô mô nô xốp (MGU),

Học viện pháp luật Nga thuộc Bộ Tư pháp Liên bang Nga (The Russian Law Academy (RLA) of the Ministry of Justice of Russian Federation/ Российская правовая академия Министерства юстиции Российской Федерации); Đại học Hữu nghị các dân tộc (RUDN), Đại học Tổng hợp quốc gia Xanh Pê-téc-bua, Đại học Luật quốc gia Mátxcơva mang tên Kutafin) và khả năng ký kết các văn kiện hợp tác giữa Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo này vào tháng 6/2016 tới đây.

Hai Thứ trưởng tin tưởng sâu sắc rằng, trên cơ sở quan hệ hợp tác đã và đang được xây dựng và vun đắp, trong thời gian tới hai Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, góp phần củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga

Gặp và làm việc với Đại học Luật quốc gia Mátxcơva mang tên Ku-ta-phin (MGUA):

Tại cuộc gặp Hiệu trưởng Đại học Luật quốc gia  Mát-xcơ-va mang tên Ku-ta-phin bên lề Diễn đàn pháp lý tại Xanh Petecbua, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá cao một số hoạt động hợp tác đã được thực hiện trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ đã được ký kết với Học viện Tư pháp Việt Nam vào cuối năm 2011. Tuy nhiên Thứ trưởng cho rằng nhu cầu và tiềm năng hợp tác của hai bên là rất lớn, do vậy trong thời gian tới hai Học viện cần rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thỏa thuận đã ký và có những đề xuất cụ thể hơn cho Kế hoạch hoạt động hàng năm nhằm đưa các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu và thiết thực, hiệu quả.


Thứ trưởng nhấn mạnh lại vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật và các chức danh tư pháp; nhấn mạnh Việt Nam đang đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, đặc biệt là các chức danh tư pháp thông qua việc triển khai thực hiện 02  Đề án – Đề án  tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, với mục tiêu đến năm 2020, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, là dấu mốc quan trọng trong công tác đào tạo cán bộ pháp luật, tư pháp của đất nước. Thứ trưởng mong rằng quan hệ hợp tác giữa MGUA và các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và hỗ trợ tốt cho việc triển khai  Đề án quan trọng nêu trên. Thứ trưởng cũng đánh giá cao Học viện đã cử chuyên gia tham gia vào hoạt động của Nhóm công tác hỗn hợp Việt – Nga đang được tích cực thành lập.  

Gặp và Làm việc với Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Xanh Pê-téc-bua

Trong thời gian  tham dự Diễn đàn, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Tổng hợp Xanh Pê-téc-bua, thăm Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh, thăm tượng đài và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp ngày sinh của Người (19/5).

Hai bên đánh giá cao việc trong thời gian vừa qua Đại học Tổng hợp Xanh Pê-téc-bua và Đại học Luật Hà Nội đã  tích cực, chủ động đề xuất các biện pháp nối lại hợp tác và đã xây dựng hai dự thảo Bản ghi nhớ hợp tác về trao đổi giảng viên và trao đổi sinh viên. Dự kiến hai văn kiện hợp tác này sẽ được kí kết vào tháng 6/2016 tới trong chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga của Đại học luật Hà Nội.   


Đại học Quốc gia Xanh Pe tec bua là một trong những trường đại học lâu đời và danh tiếng của LB Nga, được thành lập vào năm 1724,có hơn 20 khoa và 13 viện nghiên cứu với hơn 6000 cán bộ giảng dạy. Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Nga  Medvedev và Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Nga Konovalov A.V. đều là cựu sinh viên khoa Luật của Trường ĐHQG Xanh Pe tec bua. Với bề dày lịch sử là trường đại học lâu đời nhất nước Nga, những hoạt động nghiên cứu sâu rộng hiện đại, sự phát triển và cách tân năng động, trường Đại học Tổng Hợp Xanh-Petecbua luôn giữ vị trí tiên phong trong nền khoa học nước Nga.

Trao đổi với Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, Bà Giáo sư, Phó hiệu trưởng của Trường Đại học Tổng Hợp Xanh-Petecbua cho biết, Trường đã và đang đào tạo nhiều chuyên gia hàng đầu cho Việt Nam. Nhiều lưu học sinh đã tốt nghiệp của Trường hiện đang công tác tại những trường đại học nổi tiếng của Việt Nam như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Tổng Hợp Hà Nội, v.v; các công ty lớn, các viện nghiên cứu uy tín.Giáo sư, Phó Hiệu trưởng chia sẻ thêm, trên cơ sở có địa vị pháp lý riêng, việc Trường Tổng hợp Xanh Pê-téc-bua được phép xây dựng chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo riêng của nhà trường sẽ là một thuận lợi lớn cho hoạt động hợp tác  với Bộ Tư pháp cũng như các cơ sở đào tạo của Việt Nam, tạo tính chủ động, linh hoạt trong xây dựng chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Bên cạnh buổi làm việc với Phó Hiệu trưởng của Trường Tổng hợp Xanh Pê-téc-bua, Thứ trưởng Trần Tiên Dũng và đoàn công tác đã đến thăm Viện Phương đông học và Viện Nghiên cứu Hồ Chí Minh trực thuộc Trường ĐHTH, gặp gỡ đồng chí Viện trưởng và nhiều sinh viên theo học bộ môn đào tạo tiếng Việt của trường.  Các sinh viên theo học tiếng Việt tại Khoa Phương Đông đã chia sẻ những tình cảm về Việt Nam, ca ngợi Việt Nam làm xúc động lòng người. Các bạn sinh viên đã thể hiện trình độ tiếng Việt được đào tạo rất cơ bản và đầy đủ thông qua những vần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nhật Ký Trong Tù) và qua nhiều tác phẩm của các nhà thơ khác. Ông Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh dành thời gian trao đổi với Đoàn công tác về việc phát triển ngành Việt Nam học, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người Nga và các vấn đề lý luận chung về nghiên cứu khu vực học; nhấn mạnh nhà trường cũng mong muốn được hợp tác với Việt Nam mời giảng viên của ta sang giảng dạy về pháp luật Việt Nam, cũng như một số môn học về Việt Nam như Tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Việt Nam.

Trao đổi tại cuộc gặp với Giáo sư, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh vai trò của Viện trong việc củng cố hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc, hai nhà nước, và khẳng định sự hợp tác ngày càng bền chặt của nhân dân hai nước.

Sau buổi gặp mặt với Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã đếnviếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại  tượng đài của Người đang được đặt trang trọng trong khuôn viên của trường, nơi được ví nhu bảo tàng nghệ thuật ngoài trời với các bức tượng của Khổng Tử và các vĩ nhân khác.

Gặp và làm việc với Bộ trưởng Tư pháp Áo - Ngài Wolfgang Brandstetter

Tại cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa Áo, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế và hợp tác phát triển;  bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Áo dành cho Việt Nam trong thời gian qua; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Áo, một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong Liên minh châu Âu.

Hai bên đánh giá cao việc hai Bộ Tư pháp đã  thiết lập quan hệ hợp tác từ sau chuyến công tác của Bộ trưởng Hà Hùng Cường sang thăm Cộng hòa Áo tháng 12 năm 2013; qua đó giúp nhau tăng cường hiểu biết về hệ thống pháp luật của hai nước, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thực thi pháp luật; đặc biệt là cùng nhau xây dựng và có tiếng nói chung trên các diễn đàn pháp luật quốc tế. Để hiên thực hóa Bản Thỏa thuận này, Bộ Tư pháp Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tư pháp Áo xây dựng dự thảo Chương trình hoạt động 2 năm 2016-2017. Hy vọng văn kiện này sẽ sớm được hai bên tích cực hoàn thiện để đi đến ký kết trong thời gian sớm nhất.  

 

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cũng đánh giá cao những nỗ lực của Công ty Bit Media của Áo trong việc thúc đẩy sự hình thành và triển khai Dự án Giải pháp dịch vụ công chứng số. Biên bản ghi nhận ý định giữa Bit Media và Cục Bổ trợ tư pháp về hợp tác phát triển Dự án Giải pháp dịch vụ công chứng số được xây dựng và kí kết năm 2013 trên cơ sở khả năng và nhu cầu hợp tác của hai bên. Việc ký Biên bản ghi nhận ý định này đã giúp Công ty Bit Media đề nghị Ngân hàng OeKB của Áo (Oesterreichische Kontrollbank Aktiengesellschaft) cam kết hỗ trợ cho Dự án, làm tiền đề cho việc xây dựng đề xuất phát triển Dự án Giải pháp dịch vụ công chứng số trình các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét quyết định về việc sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Áo. Dịch vụ công chứng số góp phần tích cực cho cải cách hành chính, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công chứng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dân và cải thiện chất lượng dịch vụ của các văn phòng công chứng trong bối cảnh Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng trong năm 2013, Quy hoạch tổng thể các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, triển khai tích cực Quy chế đạo đức hành nghề công chứng, tăng cường hợp tác quốc tế…

Mặc dù khẳng định lại nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực Công chứng số, nhưng Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cũng chia sẻ một số khó khăn nhất định của hoạt động này trong thời gian qua, trong đó có việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, chia sẻ thông tin trong hoạt động công chứng còn rất hạn chế, một số địa phương có chia sẻ thông tin trong hoạt động công chứng nhưng chỉ là thủ công, không còn phù hợp với tình hình phát triển công chứng hoặc mới chỉ bước đầu rất sơ khai. Ý tưởng giải pháp công chứng số được xây dựng từ nhận thức về “nhu cầu mạnh mẽ về hiện đại hóa công tác quản lý hành chính công ở Việt Nam hiện nay” cũng như khả năng của Bit Media trong việc đưa ra các giải pháp số hóa trong lĩnh vực này với sự hỗ trợ của Chính phủ Áo. Tuy nhiên việc xây dựng Dự án sẽ cần sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan của Việt Nam và Áo để đáp ứng các yêu cầu  của pháp luật quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam, trước mắt là hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi và Văn kiện dự án với nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Cộng hòa Áo và vốn đối ứng của phía Việt Nam tham gia Dự án.

Gặp và làm việc với Tổng thư ký Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (TPQT) Christophe Bernasconi

Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã thông tin cho ông Tổng Thư ký Hội nghị La Hay về TPQT những hoạt động mà Việt Nam đã tích cực triển khai trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức này đến nay (4/2013-5/2016), trong đó có các hoạt động Nâng cao nhận thức về tư pháp quốc tế, Hội nghị La Hay và các công ước của Hội nghị La Hay, Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên gia, luật sư trong lĩnh vực tư pháp quốc tế; phát huy vai trò là thành viên tích cực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, trong đó có việc tích cực đề xuất các Sáng kiến, hoạt động nhằm thúc đẩy các quốc gia ASEAN tham gia vào Hội nghị La Hay về TPQT cũng như nghiên cứu gia nhập các công ước quan trọng của tổ chức này như Công ước Apostille. Thứ trưởng cũng thông báo kế hoạch tổ chức Diễn đàn pháp luật ASEAN (dự kiến vào cuối năm 2016, tại Việt Nam) về các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và đề xuất Ban Thường trực, Ban Thư ký của Hội nghị La Hay về TPQT xem xét hỗ trợ kỹ thuật cũng như tham dự sự kiện quan trọng này của các nước ASEAN. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cũng chia sẻ với ông Tông Thư ký về tiến trình Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất tham gia các công ước trong khuôn khổ của Hội nghị La Hay. Ông Tổng Thư ký đánh giá cao việc Việt Nam  đã nộp văn kiện gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại Công tại Phiên họp Hội đồng các vấn đề chung và chính sách của Hội nghị La Hay vào tháng 3 năm nay. Các bên đều hy vọng và tin tưởng Công ước sẽ có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 1/10/2016 sắp tới. 

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cũng thông tin về lộ trình từ nay (2015) đến 2020, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì nghiên cứu 6 Công ước của Hội nghị La Hay về TPQT: Công ước về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em năm 1980, Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1970, Công ước về tiếp cận quốc tế công lý năm 1980, Công ước về quyền tài phán, pháp luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996, Công ước về công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng năm 1973, Công ước về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc năm 1961. Cụ thể, trong năm 2015 này, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan tiến hành nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước La Hay về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt giữ trẻ em trái pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã tiến hành nghiên cứu các Công ước của Hội nghị La Hay liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành Tòa án, bao gồm: Công ước Tống đạt, Công ước Thu thập chứng cứ, Công ước về thỏa thuận lựa chọn tòa án, Công ước về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại. Bên cạnh đó việc xây dựng các báo cáo rà soát pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến tư pháp quốc tế và việc Việt Nam đang tích cực hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về TPQT, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật Tư pháp quốc tế cũng đã góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam tiến dần đến chuẩn mực quốc tế, trong đó có các Công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.

Ông Tổng Thư ký Christophe Benasconi hoan nghênh những hoạt động nêu trên của Việt Nam, đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam kể từ khi trở thành thành viên của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và bày tỏ mong muốn tiếp tục được đón Đoàn đại biểu của Việt Nam sang dự các phiên họp của Hội nghị. Ông Tổng Thư ký cũng hứa sẽ xem xét khả năng hỗ trợ kĩ thuật cho các hoạt động mang tầm quốc tế hoặc khu vực do Việt Nam chủ trì liên quan đến các công ước của Hội nghị La Hay, trong đó có Diễn đàn pháp luật ASEAN vào cuối năm 2016. Ông Tổng thư ký đặc biệt quan tâm và mong đợi Việt Nam sớm xem xét gia nhập Công ước La Hay năm 1961 về miễn hợp pháp hóa giấy tờ công nước ngoài (Công ước Apostille) do đây là một công ước được đánh giá là thành công và hữu ích nhất của Hội nghị với các quốc gia thành viên.

Với những kết quả thu được từ việc tham gia Diễn đàn Pháp lý Quốc tế Xanh Pê-téc-bua lần thứ Sáu và gần chục cuộc gặp và làm việc song phương với các cơ quan pháp luật và cơ sở đào tạo luật của Liên bang Nga cũng như các đối tác quốc tế tại Matxcova và Xanh Petecbua, chuyến công tác của Bộ Tư pháp Việt Nam do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng dẫn đầu đã đạt được mục đích đề ra. Việc tham dự của Đoàn công tác tại Diễn đàn đã thể hiện sự chủ động hội nhập, tiếp thu, tham khảo kinh nghiệm về xử lý các vấn đề pháp lý đương đại mà các quốc gia đang phải giải quyết. Các cuộc gặp với Lãnh đạo Bộ Tư pháp Nga, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Áo, Tổng Thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cũng như các cơ quan pháp luật và cơ sở đào tạo luật của Nga đã giúp cho các bên hiểu biết nhau tốt hơn để từ đó đem lại những cơ hội, khả năng hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ pháp luật đã bị gián đoạn trong một thời gian tương đối dài, kể từ sau khi Liên xô tan rã. Cả 5 cơ sở đào tạo luật của Nga mà Đoàn gặp và làm việc đều đánh giá cao sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ Tư pháp Việt Nam, bày tỏ  tha thiết được tăng cường hợp tác đào tạo pháp luật với Việt Nam, cụ thể là mong muốn ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam sang học tập tại Nga. Các Trường đều bày tỏ sẵn sàng ký Thỏa thuận hợp tác với Đại học Luật Hà Nội vào tháng 6 tới nhằm thúc đẩy một bước hợp tác đào tạo pháp luật giữa hai bên.

Đặng Hoàng Oanh, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế

Quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga có bề dày lịch sử hơn 65 năm. Với mục tiêu phát triển hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước, Việt Nam và Liên bang Nga đã chính thức trở thành Đối tác chiến lược của nhau năm 2001 và Đối tác chiến lược toàn diện năm 2012. Trên nền tảng vững chắc đó, hợp tác song phương ngày càng phát triển toàn diện, được đẩy mạnh cả về chiều sâu và bề rộng. Quan hệ chính trị có độ tin cậy cao, hợp tác kinh tế hiệu quả, hợp tác nhân văn không ngừng được mở rộng. Trong thời gian qua Liên bang Nga đã hỗ trợ, giúp đỡ để cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Liên bang Nga và hiện đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để họ làm ăn, sinh sống ổn định, làm cầu nối quan trọng cho quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, mong muốn hai Bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế.

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.