JICA sẽ triển khai Dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam .

Ông Konaka Tetsuo, Trưởng Đại diện, Văn phòng JICA Việt Nam (đứng giữa, bên trái), và ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT (đứng giữa, bên phải), cùng nhau ký kết Biên bản Thảo luận
Ông Konaka Tetsuo, Trưởng Đại diện, Văn phòng JICA Việt Nam (đứng giữa, bên trái), và ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT (đứng giữa, bên phải), cùng nhau ký kết Biên bản Thảo luận
(PLVN) - Văn phòng JICA Việt Nam và Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) ngày hôm qua, 19/12 đã ký Biên bản Thảo luận Dự án “Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa và phát triển ngành công nghiệp” .

Dự kiến được triển khai từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2023, Dự án Hợp tác kỹ thuật này hướng tới tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong nước với chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua việc sử dụng các cơ chế hỗ trợ được quy định trong luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chính sách đối với công nghiệp phụ trợ.  

Trong khuôn khổ của Dự án, DNNVV trong nước có tiềm năng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu - đối tượng thụ hưởng trực tiếp của Dự án, sẽ nhận được những hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp để có thể nâng cao năng lực và đáp ứng được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp công nghiệp quốc tế. DNNVV trong nước cũng sẽ nhận được những hỗ trợ gián tiếp thông qua các hoạt đông đào tạo được triển khai cho các đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV hoạt động cả ở khu vực công và tư nhân.  

Đồng thời, dự án sẽ khảo sát, đánh giá hiện trạng việc cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV qua cổng thông tin của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV, phục vụ cho việc nâng cấp Cổng Thông tin hỗ trợ DNNVV quốc gia, qua đó hỗ trợ hình thành nền tảng kết nối kinh doanh giữa nhà cung ứng trong nước với các doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu ở Việt Nam.

Việt Nam tụt lùi so với phần lớn các nước khác trong khu vực ASEAN nếu xét về tỉ lệ nội địa hóa. Theo một cuộc khảo sát của JETRO, các công ty Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 34,2% các nguyên vật liệu thô và phụ tùng đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương trong năm 2016. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước ASEAN ví dụ như Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Mặc dù Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng lợi ích mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là DNNVV còn chưa tương xứng. 

Trong khi đó, theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện nay, cả nước có khoảng 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Xét về quy mô, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. DNNVV có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó các DNNVV đóng vai trò chủ đạo đóng góp khoảng 42% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội.

Tuy tăng mạnh về số lượng song khu vực DNNVV đang đứng trước những thách thức to lớn. Việt Nam đặc biệt thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, là một trong những yếu tố hạn chế khả năng kết nối với khu vực DNNNV để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Do vậy, Luật Hỗ trợ DNNVV được ban hành vào năm 2018 đã quy định một số chính sách cụ thể để thúc đẩy DNNVV tham gia vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị toàn cầu. Thông qua Nghị quyết số 50-NQ/TW ban hành ngày 20/8/2019, Bộ Chính Trị cũng yêu cầu nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong nước bao gồm DNNVV với mục tiêu tăng tỉ lệ nội địa hóa từ 20-25% như hiện nay lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã đề xuất Chính phủ Nhật Bản thực hiện Dự án Hợp tác kỹ thuật để thúc đẩy việc thực hiện Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và phát triển công nghiệp phụ trợ. Thông qua các hoạt động của Dự án, các DNNVV trong nước được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, qua đó tăng cường kết nối kinh doanh giữa các DNNVV trong nước với doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp nước ngoài, từng bước hỗ trợ DNNVV trong nước tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Đối với JICA, Chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và phát triển công nghiệp thuộc một trong ba trụ cột của JICA trong Chính sách Hợp tác Quốc tế đối với Việt Nam. Ưu tiên của JICA là hỗ trợ việc nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của các DNNVV, là đối tượng cơ bản của các ngành công nghiệp phụ trợ, hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực chiến lược được nêu trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam. 

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.