Italia, Hành pháp báng bổ Tư pháp

Tại đất nước Italia, việc các vị chức sắc quyền thế ngất trời một thời bị pháp luật tóm gáy và bê bối chính trị không phải là chuyện hiếm, nhưng phải đến thời nhà doanh nghiệp thành đạt nhất đất nước này tên là Silvio Berlusconi trở thành người đứng đầu chính phủ thì mới có chuyện ngành tư pháp bị bỡn cợt và báng bổ, bị coi thường và thất thế như hiện tại.

Tại đất nước Italia, việc các vị chức sắc quyền thế ngất trời một thời bị pháp luật tóm gáy và bê bối chính trị không phải là chuyện hiếm, nhưng phải đến thời nhà doanh nghiệp thành đạt nhất đất nước này tên là Silvio Berlusconi trở thành người đứng đầu chính phủ thì mới có chuyện ngành tư pháp bị bỡn cợt và báng bổ, bị coi thường và thất thế như hiện tại.

Italia, Hành pháp báng bổ Tư pháp ảnh 1

Thủ tướng Italia Berlusconi.

Việc vị đương kim thủ tướng này chấp nhận ra hầu toà đã là một thắng lợi hiếm thấy của ngành tư pháp Italia, nhưng xem ra, cái giá phải trả thật quá đắt. Ông Berlusconi đã không chỉ tận dụng những ưu thế hiện có trong cơ quan lập pháp để bào mòn nền tảng quyền lực của phía tư pháp và hạn chế khả năng hoạt động đáng kể của các toà án, mà còn công khai thoá mạ cả các cơ quan tư pháp. Từ trước tới nay, chưa có một vị đứng dầu ngành hành pháp ở bất cứ nơi nào trên thế giới lại coi cơ quan tư pháp là “những u nhọt của nền dân chủ” như ông Berlusconi.

Cách đối phó và thái độ ấy của ông Berlusconi thể hiện trước hết sự bực bội cá nhân. Vị thủ tướng này không cho rằng mục đích và động cơ của toà án là tìm kiếm sự công bằng và đảm bảo có lẽ phải trong mọi việc, mà cũng hoạt động chính trị như phe đối lập trên chính trường, cụ thể là muốn hạ bệ thủ tướng. Đồng thời cũng lại phải thấy ông Berlusconi chắc thắng đến mức nào thì mới ngạo mạn đến như vậy đối với chính những cơ quan xét xử mình.

Từ câu chuyện này có thể rút ra được hai nhận thức rất thú vị về mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Châu Âu nói chung và ở Italia nói riêng. Ở đó, cái cơ chế “tam quyền phân lập” vốn vẫn thường được đề cao và nâng lên thành khuôn mẫu, thậm chí cả tiêu chuẩn, cho nhà nước pháp quyền, nhưng phân lập trên danh nghĩa chứ đâu có thật sự được độc lập trong thực chất. Phe phái của ông Berlusconi đã tận dụng đa số ở lưỡng viện lập pháp không chỉ để thành lập chính phủ và cùng nhau cầm quyền, mà còn để chi phối cả cơ quan lập pháp và từ đó biến cơ quan lập pháp thành đồng minh khi cần đối phó với cơ quan tư pháp.

Nhận thức thứ hai là vụ kiện tụng vị thủ tướng này tuy gây ồn ào ở Italia thật đấy nhưng rồi cuối cùng thì nó xác nhận một điều vốn đã được coi là luật bất thành văn ở Italia là, không phải bên có lý mà phía có quyền mới luôn giành về phần thắng cuối cùng.

Thiên Lang

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.