Indonesia gỡ cảnh báo sóng thần sau động đất 7,1 độ Richter

Indonesia sáng nay phát đi cảnh báo sóng thần bằng cách gửi tin nhắn SMS lên hệ thống cảnh báo sau một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter ở ngoài khơi Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sau đó khoảng 90 phút cảnh báo này đã được gỡ bỏ.

Indonesia sáng nay phát đi cảnh báo sóng thần bằng cách gửi tin nhắn SMS lên hệ thống cảnh báo sau một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter ở ngoài khơi Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sau đó khoảng 90 phút cảnh báo này đã được gỡ bỏ.

Indonesia gỡ cảnh báo sóng thần sau động đất 7,1 độ Richter ảnh 1

Cơ quan khí tượng Indonesia đã Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương tuyên bố không có nguy cơ xảy ra một trận sóng thần có sức phá hủy lớn, nhưng có khả năng rất nhỏ về một “trận sóng thần địa phương”.

Theo Cục Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra sau 3h sáng nay. Tâm chấn nằm dưới độ sâu 24km, cách Tasikmalaya thuộc đảo Java, khoảng 277km về phía Nam và cách đảo Christmas khoảng 241 km về phía Đông Đông Bắc.

Cục Địa chất Mỹ và Cơ quan Địa lý Australia thông báo trận động đất có cường độ 6,7 độ Richter, song Cục Khí tượng và Địa vật lý Indonesia cho rằng cường độ của nó là 7,1 độ Richter.

Trận động đất đã khiến vài nghìn người tại thành phố cảng Cilacap trên đảo Java chạy ra các đường phố, vào thánh đường hoặc tới các vùng đất cao để đề phòng thảm họa có thể xảy ra.

Ông Suharjono, Giám đốc kỹ thuật của Cục Khí tượng và Địa vật lý Indonesia, cho hay cơn địa chấn làm rung chuyển hai huyện Pangandaran và Cilacap trên lúc người dân đang ngủ. "Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo nào về thiệt hại vật chất và thương vong”,  ông Suharjono nói.

Phúc Lợi (Theo AFP)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.