Hưởng ứng tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ - góc nhìn từ pháp luật Việt Nam

Nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng máy vắt sữa cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ tại Công ty TNHH TKG Teak Wang Bình Phước, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Bình Phước)
Nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng máy vắt sữa cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ tại Công ty TNHH TKG Teak Wang Bình Phước, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Bình Phước)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc khuyến khích tất cả các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, hiện tại, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn này vẫn còn thấp ở nhiều quốc gia.

Năm nay, Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ sẽ diễn ra từ ngày 01 - 07/8, với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương”, nhấn mạnh việc giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ em.

Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, lao động nữ chiếm gần một nửa (48%) lực lượng lao động cả nước. Phụ nữ cần được hỗ trợ khi họ đang cùng lúc phải thực hiện cả 2 vai trò công việc và chăm sóc con. Đặc biệt, giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi, lao động nữ cần các chính sách và biện pháp hỗ trợ thiết thực của Nhà nước, cơ sở y tế, nơi làm việc, gia đình và cộng đồng để chăm sóc sức khỏe thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ, bảo đảm nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Tuy nhiên, việc thực hiện tốt các chính sách và can thiệp hỗ trợ, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ đã góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (tăng từ 19% năm 2010 lên 45% năm 2020).

Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ chỉ đạt 22,7% vào năm 2015 và 45,4% vào năm 2020; tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi vẫn còn thấp, chỉ ở mức 26% (năm 2020). Đây là con số đáng báo động và là nguyên nhân tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế hệ tương lai tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Ở góc độ pháp luật, đã có nhiều quy định để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng giúp người mẹ có điều kiện tốt hơn để nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chăm sóc con tốt hơn; quy định khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ là 1 trong 15 quyền lợi đối với lao động nữ được pháp luật về lao động đề cập.

Ngày 14/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó, khoản 5 và 6 Điều 80 quy định các nội dung về khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc...

Ngày 9/11, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5175/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối với các doanh nghiệp, số lượng phòng vắt, trữ sữa sẽ xây dựng dựa theo số lượng lao động nữ. Đơn vị có dưới 100 lao động nữ thì phải có tối thiểu 1 phòng vắt, trữ sữa mẹ và tối thiểu 4 phòng đối với nơi làm việc có từ 1.000 lao động nữ trở lên.

Phòng vắt, trữ sữa cần cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ. Cần tham vấn ý kiến lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cán bộ công đoàn để lựa chọn vị trí phù hợp. Tất cả lao động nữ cần được thông báo về vị trí của phòng vắt, trữ sữa mẹ.

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024, nhiều bệnh viện đã có các hoạt động nhắc nhở, thúc đẩy nhân viên y tế và sản phụ về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ, cũng như khuyến khích các bà mẹ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ; tổ chức nói chuyện chuyên đề lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, phát tài liệu hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ mới bắt đầu hoặc vẫn đang tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ...

Có thể nói, việc toàn xã hội nói chung và các chính sách pháp luật nói riêng tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ rất có ý nghĩa giúp các bà mẹ không cảm thấy cô độc trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế việc bị trầm cảm sau sinh liên quan đến sữa mẹ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.