Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số trẻ em nhiễm COVID-19 có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế quyết định ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi trẻ tiếp xúc gần hoặc có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp, có thể nghi ngờ trẻ đã mắc COVID-19.

Trẻ mắc COVID-19 có các diễn tiến bệnh theo trình tự:

Thời kỳ ủ bệnh: từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày.

Thời kỳ khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.

Tiến triển bệnh: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh

Giai đoạn hồi phục: thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

"Khi điều trị trẻ em mắc COVID-19 cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc; phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần; điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau…", Bộ Y tế khuyến cáo.

Bộ Y tế hướng dẫn điều trị:

Nếu trẻ không có triệu chứng (đối với tất cả các lứa tuổi) thì được cách ly tại nhà để theo dõi và chăm sóc theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nếu trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ: Cân nhắc điều trị tại cơ sở cơ sở y tế nếu trẻ có yếu tố nguy cơ.

Trẻ có triệu chứng không điển hình: sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng viêm phổi. Nhịp thở bình thường theo tuổi. Không có biểu hiện thiếu oxy, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

Trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường, X-quang phổi bình thường.

Với trẻ có bệnh nền: béo phì, bệnh phổi mãn, suy thận mãn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh... cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng

Nếu trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình: Nhập viện điều trị; nằm phòng cách ly, áp dụng phòng ngừa chuẩn như mức độ nhẹ.

Trẻ có triệu chứng viêm phổi nhưng không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng và rất nặng như thở nhanh: ≥ 60 lần/phút với trẻ < 2 tháng; ≥ 50 lần/phút với trẻ 2-11 tháng; > 40 lần/phút với trẻ 1-5 tuổi. SpO2: 94 - 95% khi thở khí trời.

Trẻ tỉnh táo, mệt, ăn/bủ/uống ít hơn, X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mở (thường 2 đáy phổi).

Nếu trẻ mắc COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch: Nhập viện điều trị tại đơn vị Hồi sức tích cực.

Trẻ thở nhanh theo tuổi kèm dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên, phập phồng cánh mũi.

Trẻ khó chịu, quấy khóc, bú/ăn/uống khó. SpO2: 90 đến < 94% khi thờ khi trời; X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mở lan tỏa 250% phổi.

"Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2 < 95%", cơ quan y tế lưu ý thêm.

Hướng dẫn đồng thời quy định cụ thể về điều trị đối với trường hợp mức độ nặng, mức độ nguy kịch, ECMO cho trẻ em mắc COVID-19, điều trị chống đông, kiểm soát đường huyết; điều trị trường hợp trẻ sơ sinh mắc COVID-19…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.