Hướng dẫn mới nhất về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo Hướng dẫn tạm thời do Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, đối tượng nhiễm SARS-CoV-2 quản lý tại nhà là những người không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như ho khan, sốt, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Ca nhiễm COVID-19 được quản lý, điều trị tại nhà cũng phải đáp ứng tiêu chí không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực…

Người nhiễm SARS-CoV-2 điều trị tại nhà cần đáp ứng thêm tối thiểu một trong hai tiêu chí bổ sung gồm: tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày; hoặc có đủ 3 yếu tố là: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi; Không có bệnh nền theo quy định; Không đang mang thai.

Ngoài ra, người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế; hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý người nhiễm tại nhà phải hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các triệu chứng cần chuyển viện, cấp cứu.

Người bệnh khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cơ sở quản lý, trạm y tế xã, phường… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Các dấu hiệu bất thường gồm: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em: thở rên, rút lõm lồng ngực,…; Nhịp thở: ≥ 21 lần/phút (Người lớn); ≥ 40 lần/phút (Trẻ từ 1-dưới 5 tuổi); ≥ 30 lần/phút (Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi) (ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc);…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần báo ngay khi có bất kỳ tình trạng bất ổn nào hoặc khi phát hiện một trong các dấu hiệu khác như: mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 lần/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật;…

Bộ Y tế khuyến cáo người nhiễm COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; Không bỏ bữa; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Bộ Y tế đề nghị cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hướng dẫn người nhiễm cách thích liên hệ để được xử trí, chuyển viện cấp cứu kịp thời trong các trường hợp bất thường. Trong thời gian đợi chuyển tuyến, cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà phải hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.