Hôm nay là ngày Trái đất quá tải

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày Trái đất quá tải (Earth Overshoot Day) là ngày mà nhân loại đã tiêu thụ cạn kiệt tất cả tài nguyên và dịch vụ sinh thái mà trái đất có thể tái tạo trong năm đó.

Mỗi năm trái đất chỉ tạo ra một lượng tài nguyên hữu hạn, thế nhưng với những thói quen tiêu thụ không bền vững của con người, Ngày Trái đất quá tải đã đến ngày càng sớm hơn mỗi năm.

Cụ thể, năm 1980 rơi vào ngày 4/11, năm 2000 là ngày 22/9, năm 2010 là ngày 6/8, tới năm 2019 là 26/7). Năm nay, Ngày Trái đất quá tải rơi vào ngày hôm nay 29/7, tức là chỉ trong vòng 7 tháng, chúng ta đã tiêu hết toàn bộ “ngân sách" tài nguyên của cả năm. Điều đó có nghĩa là sau ngày này, chúng ta đang vay mượn nguồn tài nguyên của thế hệ tương lai.

Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng khai thác, tiêu thụ các nguồn tài nguyên quá mức dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, trong đó đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, nhân Ngày Trái đất quá tải, Tổ chức CHANGE phát động chiến dịch Earth Overshoot Day để gửi thông điệp đến người dân Việt Nam, dù chống dịch như chống giặc nhưng cũng đừng bỏ lại các vấn đề môi trường phía sau, cùng thực hiện những hành động tích cực để giúp trái đất phục hồi, cũng đồng nghĩa với việc phục hồi những nguồn tài nguyên phục vụ sự sống của chính con người.

Hôm nay 29/7 là ngày Trái đất quá tải!

Hôm nay 29/7 là ngày Trái đất quá tải!

Nhiều người có thể đã nghĩ rằng, các đợt phong toả trên toàn cầu trong đại dịch COVID-19, chắc hẳn đã làm giảm tải gánh nặng lên môi trường. Điều đó đã tạm thời đúng trong năm 2020, khi Ngày Trái đất quá tải đã đến chậm hơn năm 2019 tới hơn 3 tuần, rơi vào ngày 22/8. Nhưng sau đó, khi các quốc gia dần khôi phục các hoạt động kinh tế, thì tới đầu tháng tư năm nay, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đạt mức kỷ lục 421,36 ppm (phần triệu), cao nhất trong suốt 23 triệu năm qua.

"Tình trạng này, kết hợp với sự suy thoái của các hệ sinh thái rừng, đã làm cho Ngày Trái dất quá tải năm nay lại bị đẩy lên ngày 29/7”, bà Hoàng Thị Minh Hồng Giám đốc của CHANGE giải thích về lý do CHANGE phát động chiến dịch này, đồng thời cho rằng: “Hiện nay ở Việt Nam việc chống dịch là quan trọng nhất, nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta vẫn có thể làm được những hành động đơn giản trong đời sống hàng ngày để giảm áp lực lên môi trường, vì khi môi trường bị phá huỷ, chính sức khoẻ con người và kinh tế địa phương sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.”

Các chiến dịch Earth Overshoot Day đã được phát động ở nhiều quốc gia trên toàn cầu trong nhiều năm qua, nhưng năm nay là năm đầu tiên CHANGE chính thức phát động chiến dịch và kêu gọi sự tham gia hành động của cộng đồng tại Việt Nam.

Tuy là một vấn đề vĩ mô, nhưng khi mỗi cá nhân có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của mình, chung tay hành động giảm thiểu tác động lên trái đất, thì chúng ta có thể góp phần đưa ngày quá tải của những năm tiếp theo lùi xa hơn. Mỗi cá nhân có thể làm để giúp “hoãn ngày quá tải” của trái đất như ăn lành sống xanh, tiêu dùng bền vững, và tiết kiệm năng lượng.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.