Hơi thở cuộc sống vào trong nghị trường

(PLO) - Từ 13/6 đến 15/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ đi vào những ngày cuối của nghị sự với phần chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Mỗi năm có 2 kỳ họp, mỗi kỳ họp cử tri cả nước quan tâm theo dõi phần “nghị sự” này. Tương tự, các kỳ họp HĐND địa phương, cử tri địa phương cũng đặc biệt quan tâm nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của cơ quan có trách nhiệm. Đó là sự quan tâm chính đáng.

Tại kỳ họp này của QH, về thời gian chất vấn và trả lời chất vấn, kế hoạch trước đây là 2,5 ngày. Nhưng rất nhiều ĐB và cử tri yêu cầu tăng thời gian chất vấn, Ủy ban Thường vụ QH đã thống nhất tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn lên 3 ngày. 3 ngày vẫn quá ít, tất nhiên, hiện tại không thể bố trí thêm bởi QH còn thực hiện nhiều chương trình khác của kỳ họp. 

Tại phiên khai mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng đề nghị ĐBQH tăng tính thảo luận góp phần cho thành công của kỳ họp, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và người dân. Thế mới biết, cử tri quan tâm, lãnh đạo QH đều biết. Theo dõi ngày đầu thảo luận thấy buồn, vui lẫn lộn. 

Cử tri cả nước đang quan tâm vấn đề gì? Theo báo cáo, có 48 đoàn ĐBQH gửi văn bản xin ý kiến đề xuất về nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3.

Trong đó, nhiều ĐBQH muốn chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về 4 nhóm vấn đề như: về chủ trương di dời các trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội thành (Hà Nội,TPHCM) để giải quyết ùn tắc giao thông; cơ chế chính sách tài chính - ngân sách đặc thù cho TPHCM; tăng trưởng tín dụng, tái cơ cấu; điều tiết kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế; giải pháp tăng sản lượng sản xuất, xuất nhập khẩu, hướng xử lý các dự án “nghìn tỷ” đắp chiếu và việc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ thấp, giải pháp khắc phục;

Làm rõ việc xử lý 12 đại án tham nhũng và giải pháp thu hồi tài sản bị thất thoát; công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện kỷ cương, trật tự trong quản lý, điều hành tránh tình trạng “trên nói dưới không nghe”, đẩy việc lên cấp trên, trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu; Cùng với đó là giải pháp sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo... Đây là những vấn đề lớn của đất nước. 

Công bằng mà nói, hoạt động chất vấn tại QH đã mang được hơi thở cuộc sống vào trong nghị trường, góp phần định hướng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong năm năm qua. Đáng tiếc, nhiều chất vấn, trả lời chất vấn của “thủ lĩnh” ngành chưa đúng tầm, đáp ứng kỳ vọng của cử tri. Vấn đề nâng cao kinh nghiệm cuộc sống, bản lĩnh dám nói thật, nói thẳng và mang tính xây dựng, đúng tầm, đạt tầm của ĐBQH và trả lời cho thấu đáo, giải quyết triệt để lời hứa với cử tri vẫn là “khâu yếu” của diễn đàn QH.

Hy vọng, những ngày tới các ĐBQH biết mình đang là đại biểu của dân để nói đúng tiếng nói của dân và các Bộ trưởng, Thủ tướng trả lời chất vấn đáp ứng nguyện vọng của ĐBQH cũng như cử tri cả nước. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.