Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Hội quán Đất Sen Hồng, ngày 19/11, UBND tỉnh và UBMTTQ tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Tọa đàm “Hội quán Đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Tháp” với các nội dung “Vấn đề lý luận và thực tiễn về Hội quán”, “Cách tiếp cận để phát huy vai trò của Hội quán” và “Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Mô hình Hội quán tại Đồng Tháp được ông Lê Minh Hoan – Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT (trước đây là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp) khởi xướng. Từ mô hình hội quán đầu tiên được thành lập vào năm 2016, đến nay Đồng Tháp đã có 145 hội quán với hơn 7.500 thành viên. Từ nền tảng hội quán đã thành lập mới 38 hợp tác xã, mở ra hướng đi mới theo mô hình kinh tế tập thể.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Quang cảnh buổi tọa đàm

Hội quán được đông đảo người dân ủng hộ và góp phần từng bước chuyển dần tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp và hướng đến xây dựng giá trị thương hiệu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Hội quán là một thiết chế cộng đồng, từ chính sự hài hòa, gần gũi nhau, chia sẻ với nhau, hiểu được giá trị cộng đồng, tư duy cộng đồng, sức mạnh giúp nhà nông tốt hơn”.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, Đồng Tháp tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị, hiệu quả bền vững và thân thiện với môi trường. Để làm được điều đó, Đồng Tháp xác định, trước tiên phải thay đổi nhận thức của người dân.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi tọa đàm

“Mô hình Hội quán ra đời đã phát huy tối đa hiệu quả tập hợp bà con nông dân, ngồi lại với nhau để cùng thay đổi tư duy, thay đổi cách làm ăn từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang hợp tác cùng nhau và liên kết với doanh nghiệp. Từ đó, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng giá trị trên đơn vị diện tích.

Đồng thời, phát triển mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, gắn kết với phong trào khởi nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa giá trị, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi bộ mặt nông thôn”, ông Nghĩa nhấn mạnh

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, nông nghiệp đã giữ vững vai trò nền tảng của nền kinh tế với mức tăng trưởng 4,51%/năm; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của tỉnh, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

Phiên tọa đàm thứ nhất: "Vấn đề lý luận và thực tiễn về Hội quán"

Phiên tọa đàm thứ nhất: "Vấn đề lý luận và thực tiễn về Hội quán"

Ước đến cuối năm 2023, Đồng Tháp có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 36 xã NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu và dự kiến sẽ có 8 đơn vị cấp huyện hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn, về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch. Tỉnh cũng có 357 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao. Để đạt được những thành quả trên là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó, có vai trò của Hội quán. Đây được xem là một nỗ lực lớn trong thiết chế cộng đồng với mô hình tự nguyện, tự quản.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá, tại Đồng Tháp, Hội quán đã phát huy tốt vai trò tập hợp thành viên, vận động đổi mới tư duy làm kinh tế nông nghiệp, đến công tác khuyến học, đảm bảo ANTT, bảo vệ môi trường... và đặc biệt trong bối cảnh vô vàn khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Hội quán thật sự là cánh tay nối dài của chính quyền cấp cơ sở trong việc vận động thành viên tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch.

Để mô hình Hội quán thực sự phát triển bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu thống nhất quan điểm, người dân tự thành lập các Hội quán, chính quyền là “cầu nối” để các Hội quán tiếp xúc với chuyên gia để được tư vấn về kỹ thuật, quản trị sản xuất, phát triển cộng đồng hoặc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản xuất chứ không “nghĩ thay”, “làm thay” hay “chỉ đạo” hoạt động của các Hội quán.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ về mô hình Hội quán.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ về mô hình Hội quán.

Ông Nghĩa kỳ vọng, từ diễn đàn này, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác dân vận và đặc biệt là những người trực tiếp tham gia quản lý, điều hành các Hội quán cùng nhau lý giải, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn; trao đổi kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp thúc đẩy Hội quán nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thiết thực vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Đặc biệt, buổi tọa đàm còn có sự quan tâm của tổ chức quốc tế, các tỉnh, thành bạn và nhiều tổ chức cộng đồng hoạt động rất hiệu quả của các địa phương, rất mong các bạn sẽ nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm tương đồng và góp ý để mô hình Hội quán của Đồng Tháp ngày càng hoàn thiện, đưa sức mạnh cộng đồng ngày càng lan tỏa trong xã hội.

Đọc thêm

Dấu ấn "đột phá" trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội ở Hải Lăng

Người dân ở huyện Hải Lăng vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để làm ăn, cải thiện đời sống
(PLVN) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, đồng vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách kịp thời và có hiệu quả.

Doanh nghiệp, người dân cùng chung tay với chính quyền cải thiện các chỉ số PCI, PGI

Doanh nghiệp, người dân cùng chung tay với chính quyền cải thiện các chỉ số PCI, PGI
(PLVN) - “Các đơn vị, Sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị, rà soát các nhiệm vụ ở địa phương đưa vào thực hiện; Cần phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp quyết liệt cải thiện các chỉ số PCI, PGI, ông Huỳnh Quốc Việt - Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị.

Hồi hương 10 bộ hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia hy sinh tại Campuchia

Hồi hương 10 bộ hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia hy sinh tại Campuchia
(PLVN) - Ngày 3/7, tại Toà thị chính tỉnh Koh Kong, Vương quốc Campuchia, Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban chuyên trách tỉnh Koh Kong - Vương Quốc Campuchia tổ chức Lễ bàn giao, tiếp nhận và hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam hy sinh trong thời kỳ chiến tranh tại Campuchia quy tập được trong mùa khô 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh Koh Kong.

Đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí để TP Bạc Liêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025

TP Bạc Liêu đẩy nhanh thực hiện từng tiêu chí để sớm trở thành đô thị loại I vào năm 2025.
(PLVN) - TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đã và đang tập trung thực hiện các danh mục, dự án để hoàn thành từng tiêu chí để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị được tăng cường đầu tư, với nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai xây dựng. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Đoàn kiểm tra giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang

Đoàn kiểm tra giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 3/7, Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.​

Đồng Nai tìm giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế

GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) - Ngày 3/7, Viện Nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM cùng UBND Tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh.