Học sinh trường Nguyễn Tất Thành đi học trở lại với robot rửa tay do bạn học tự chế

(PLVN) - Sáng hôm nay (2/3), hòa chung không khí với học sinh thủ đô, học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đi học trở lại sau thời gian nghỉ chống dịch Covid-19. Cùng với cơ sở vật chất được chuẩn bị rất chu đáo để phòng bệnh dịch, trước cổng trường còn xuất hiện  robot rửa tay tự động do chính học sinh của trường tự sáng tạo.

Từ sáng sớm, hình ảnh rất ấn tượng ở ngay cổng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành không chỉ là những hàng lối ngay ngắn với khoảng cách an toàn để lần lượt đo nhiệt độ và sát khuẩn tay mà còn là chiếc máy rửa tay tự động được sử dụng rất tiện lợi.

Chỉ cần đặt tay vào gần bộ phận cảm biến là dung dịch sát khuẩn sẽ tự động xịt với lượng vừa đủ. Chiếc máy nhỏ gọn với tính năng ưu việt “rửa tay không tiếp xúc” - hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh đã mang lại cảm giác yên tâm cho mỗi người. 

Robot rửa tay tự động được đưa vào sử dụng cho học sinh trường Nguyễn Tất Thành có 3 hệ thống chính (nhắc rửa tay, rửa tay tự động và đo nhiệt độ cơ thể). Nguyễn Tiến Mạnh và Dương Nhật Minh lớp 11A1 tác giả của robot rửa tay tự động chia sẻ thời gian hoàn thành sản phẩm của các em kéo dài 3, 4 tháng kể từ khi xuất hiện ý tưởng.

Ý tưởng sáng tạo sản phẩm bắt đầu từ phong trào nghiên cứu khoa học rất sôi nổi ở ngôi trường  Nguyễn Tất  Thành, hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với thách thức lớn của đại dịch, các em rất muốn chung tay làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng. 

Thầy giáo Vũ Ngọc Toản – giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 và cũng là thầy giáo hướng dẫn đề tài vô cùng xúc động khi chứng kiến hành trình nghiên cứu khoa học của Tiến Mạnh và Nhật Minh: “Hai em rất chủ động sáng tạo khi triển khai đề tài: từ việc hàn, cắt, lắp ráp, lập trình, thử nghiệm, các em đều tự tay làm hết. Với sản phẩm này, tôi hi vọng hai em tiếp tục phát huy tinh thần nhiệt huyết và không ngừng trau dồi, học hỏi để cải tiến sản phẩm và có thể đưa vào sử dụng rộng rãi”.

Quá trình nghiên cứu say mê không tránh khỏi những thời khắc phải đối mặt với khó khăn. Đó là khi dày công lập trình mà robot vẫn chưa thể hoạt động, là khi linh kiện cháy hỏng phải mua lại nhiều lần,… Khó khăn là vậy nhưng hai chàng trai của lớp 11A1 vẫn còn hào hứng và tràn đầy niềm tin khi nói về ý tưởng phát triển sản phẩm, chỉ bổ sung thêm dữ liệu GPS - hệ thống định vị và IoT- Internet vạn vật kết nối,… robot có thể kết hợp tính năng thông báo mức thân nhiệt vượt ngưỡng, những khu vực có khả năng bùng dịch cao và nhận diện đeo khẩu trang. Các em mong muốn sản phẩm sáng tạo khoa học của bản thân sẽ mang lại sự tiện lợi nhất cho người sử dụng, mà trước hết là bạn bè và thầy cô của mình.

Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng Nhà trường - đã thể hiện niềm vui và niềm tự hào trước những đóng góp của học sinh với cộng đồng. Việc Nhà trường lựa chọn sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh chính là cách để lan tỏa động lực nghiên cứu khoa học cho học sinh toàn trường, đặc biệt để truyền cảm hứng cho các em trong việc chung tay chống lại đại dịch Covid. Đây là vấn đề lớn của toàn cầu nhưng mỗi cá nhân các em đều có thể đóng góp công sức của mình để chủ động đối phó. 

Sản phẩm máy rửa tay tự động chính là sự quan tâm của học sinh Trường Nguyễn Tất Thành đến các vấn đề xã hội, đồng hành cùng đất nước bước qua khó khăn như lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình”, giúp chúng ta hiểu thêm vì sao Việt Nam đã đạt những thành công nhất định trong công tác phòng chống dịch và cũng là cơ sở để tin rằng đất nước sẽ bước qua đại dịch trong một ngày gần nhất.

Đươc biết,  robot rửa tay tự động  vừa mới mang về 3 giải thưởng cho các học sinh Nguyễn Tiến Mạnh và Dương Nhật Minh lớp 11A1: Giải Nhì Nhà sáng tạo trẻ cấp Trường Nguyễn Tất Thành, Giải Nhất Nghiên cứu khoa học cấp Trường Nguyễn Tất Thành và Giải Nhì Nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

 
Học sinh trường Nguyễn Tất Thành rửa tay bằng robot tự động do bạn mình sáng chế.
 Học sinh trường Nguyễn Tất Thành rửa tay bằng robot tự động do bạn mình sáng chế.

Cùng với robot rửa tay tự động, để phòng chống dịch bệnh covid-19, trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thanh đã chuẩn bị cơ sở vật chất rất cẩn thận để đón học sinh trở lại trường.Trước đó, khi tình hình dịch bệnh tại Hà Nội tạm lắng, nhà trường đã tổ chức giặt chăn, chiếu cho học sinh bán trú, lau dọn bàn ghế, tổng vệ sinh, phun dung dịch khử khuẩn toàn trường. trang bị thêm thiết bị y tế cần thiết: máy đo nhiệt độ, khẩu trang, xà phòng/ nước rửa tay, vòi nước rửa tay...

Các cô lao công giặt chiếu chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại.
 Các cô lao công giặt chiếu chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại.

Nhà trường cũng bố trí trực y tế 100% các buổi học sinh học tại trường, bố trí phòng cách li tạm thời.

Học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường sẽ được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay tại cổng trường.

Nhà trường cũng yên cầu phụ huynh đo nhiệt độ của con trước khi con rời nhà đi học và báo lại cho GVCN thông qua điền khảo sát hàng ngày. Nếu con có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi, phụ huynh phải báo ngay cho GVCN để phối hợp xử lí.

Mỗi học sinh cũng được yêu cầu mang khẩu trang, bình nước cá nhân mỗi ngày đến trường, nâng cao ý thức cá nhân phòng chống dịch covid-19. 

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.