Gương sáng Pháp luật

Hoàng Hoa Trung và một tuổi trẻ rực rỡ

(PLVN) -Chàng trai Hà Nội ấy miệt mài với các hoạt động tình nguyện đóng góp tích cực cho xã hội từ năm… 17 tuổi! Gần đây nhất, năm 2020, Hoàng Hoa Trung lọt vào danh sách 30 Under 30 do Forbes Việt Nam bình chọn.
Hoàng Hoa Trung được Forbes Vietnam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi năm 2020...

Hoàng Hoa Trung được Forbes Vietnam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi năm 2020...

Sau 14 năm gắn bó với hành trình rong ruổi xây trường dọc biên giới, hàng vạn trẻ em miền núi đã đến trường, được ăn no, và không phải ầu ơ từ thuở 13... Có một lối đi thiện nguyện từ 0 đồng, từ ước mơ, niềm tin lãng mạn của một chàng trai trẻ- cần gì học đó, từ công nghệ, thiết kế, đồ họa, tài chính… Và những giấc mơ xây trường, nuôi em nhỏ, làm cầu… đã không còn là “viển vông”…

Khi một người trẻ trưởng thành sớm

Hoàng Hoa Trung sinh năm 1990 tại Hà Nội, bắt đầu hoạt động thiện nguyện năm 17 tuổi, khi vừa tự mình vượt qua những biến cố riêng và nhận ra ý nghĩa của cuộc sống là “cho đi”.

Ngày ấy, Trung là học sinh xuất sắc, chỉ vì tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc trung thực trong thi cử giữa những bạn bè chọn coi cóp, Trung bị đẩy vào hệ B sau cuộc thi tuyển cấp ba. Trong môi trường ấy, từ một học sinh giỏi, ham học, sự mất niềm tin đã đẩy Trung tới chỗ lựa chọn cái chết, chứ nhất định không đồng lõa với cái xấu.

Thế rồi, may mắn Trung không chết mà còn trở lại sống một tuổi trẻ rực rỡ. Đang học dở lớp 11 thì Trung bỏ học và tìm được môi trường học tập phù hợp hơn với mình, là học lập trình viên quốc tế từ chương trình Aptech của Ấn Độ, sau đó là 3 năm học thiết kế đồ họa. Trung sắp xếp riêng cho mình thời gian để hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người già, trẻ em khuyết tật, mồ côi ở Hà Nội và một năm sau thì quyết định vươn xa hơn, đến với trẻ em miền núi, nơi còn khó khăn hơn.

Trung kể, “Khi đang là học sinh trung học, tôi đã tham gia chương trình đầu tiên “Thiệp nhân ái” giúp trẻ em khuyết tật, mồ côi, tự tay làm các tấm thiệp bán để các em có thêm thu nhập. Cũng từ dự án này, tôi đến với nhóm “Tình nguyện Niềm tin”, rồi sáng tạo hàng loạt chương trình thiện nguyện giúp trẻ em mồ côi, khuyết tật ở các thành phố. Qua các chuyến đi thực tế ở miền núi, vùng DTTS, tôi thấy những lớp học cắm bản được dựng tạm bợ làm bằng tranh, tre, nứa lá; rất nhiều em học sinh không thể đến trường; hình ảnh các cô giáo mỗi sáng đi hàng mấy cây số đường rừng gọi từng em đi học làm tôi không thể nào quên... Từ những hình ảnh đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và sáng lập các chương trình thiện nguyện, huy động nguồn lực hỗ trợ cho học sinh DTTS, góp phần chắp cánh ước mơ cho các em đến trường. Năm 2009, tôi đã triển khai chương trình “Ánh sáng Núi rừng”, gây quỹ xây trường học, tặng nhu yếu phẩm cần thiết cho học sinh DTTS, miền núi, biên giới. Chương trình đã đem lại thành công rất lớn, xây được gần 150 điểm trường tại 17 tỉnh, mỗi ngôi trường có giá trị từ 120 - 600 triệu đồng.

Hoàng Hoa Trung tại một điểm trường ở Tây Nguyên

Hoàng Hoa Trung tại một điểm trường ở Tây Nguyên

Thông qua việc thực hiện chương trình “Ánh sáng Núi rừng”, tôi thấu hiểu sự vất vả, khổ cực của các em. Năm 2014, tôi triển khai dự án “Nuôi em” nhằm kêu gọi các mạnh thường quân nuôi cơm trưa cho học sinh vùng cao với 8.500 đồng/bữa/em. Tuy nhiên, 4 năm đầu dự án rất chật vật, ít người quan tâm. Từ năm 2018, tôi đã thay đổi cách làm theo hướng minh bạch nhất có thể. Mỗi em nhỏ sẽ có 1 người nhận nuôi, người nuôi các em sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về hoàn cảnh các em, hình ảnh, số điện thoại của bố mẹ, già làng, trưởng bản, thầy cô giáo... để kiểm tra, kiểm soát tính minh bạch. Thông tin hình ảnh, clip ăn uống của các em được thầy cô giáo quay, chụp theo tháng và cập nhật lên nhóm của điểm bản cùng người nuôi học sinh đó. Mỗi năm, người nuôi có thể lên thăm hoặc gọi điện để hỏi thăm các em.

Sau đó, có hơn 4.500 người tham gia nuôi hơn 4.500 trẻ em DTTS các tỉnh miền núi, biên giới và đến năm 2019, số các em được nuôi cơm tăng gấp đôi. Đến nay, có gần 31.000 em học sinh được nuôi cơm ở 12 tỉnh miền núi, trị giá hơn 30 tỷ đồng. Mô hình này đã được rất nhiều đội tình nguyện, các tổ chức Đoàn học tập và nhân rộng, vì nó dễ đóng góp, chỉ tốn 150.000 đồng/tháng và người nuôi cơm cảm thấy mình làm được điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nên nó được nhân lên một cách nhanh chóng. Tôi thực sự hạnh phúc khi được các thầy cô giáo thông báo, đến nay, tỷ lệ học sinh bỏ học buổi chiều giảm từ 80% xuống còn 5% tại nơi thực hiện mô hình”...

Và cổ tích được viết mỗi ngày

Từ ý tưởng “tích tiểu thành đại”, chương trình đặt mục tiêu xóa hàng ngàn trường tạm tại Việt Nam, xây hàng trăm cây cầu và hàng chục ngàn nhà nhân ái. Với nhiều người, mục tiêu đó tưởng như “viển vông”, nhưng Hoàng Hoa Trung nghĩ khác. Anh tin rằng, nếu mỗi năm người tặng 2.000 đồng/ngày thì với 100.000 người tham gia sẽ có khoảng 300 điểm trường được khởi công xây dựng. Và nếu có 2 triệu người tham gia, sứ mệnh chương trình sẽ được hoàn thành.

Từ dự án xây được trung bình 1-2 điểm trường, nhưng với sự tin tưởng, đóng góp của cộng đồng và cách làm mới mẻ, dự án Sức mạnh 2.000 đã đạt được sự tăng trưởng đột biến trong năm 2020 với 102 công trình được xây dựng bao gồm: điểm trường, dãy nhà nội trú, nhà hạnh phúc, cầu dân sinh...Cứ thế, hàng loạt các dự án ý nghĩa cho trẻ em vùng cao đã ra đời. Những năm qua, Trung và các bạn trẻ, bằng niềm tin và tình yêu thương đã viết tiếp câu chuyện cổ tích về một nhóm tình nguyện có thể xây dựng những ngôi trường.

Những câu chuyện mà Trung kể bằng hình ảnh đã chạm tới lòng trắc ẩn của nhiều người. Đó là câu chuyện bát canh chỉ có bí đỏ và 3 con dế của chú bé Y Hoắt học sinh lớp 4 làng Kon Hleng (xã Kon Pne, Kbang, Gia Lai) mà đoàn khảo sát của Trung tình cờ bắt gặp trong chuyến đi giữa tháng 9/2020. Y Hoắt mồ côi mẹ, bố bỏ đi từ lâu, sống với người bà đã già yếu trong một ngôi nhà không có cánh cửa. Chỉ vài ngày sau khi câu chuyện được kể trên Facebook của Trung, các mạnh thường quân đã chìa bàn tay nhân ái của mình và chỉ sau hơn 1 tháng, ngôi nhà hạnh phúc cho cậu bé Y Hoắt và 2 ngôi nhà khác cho 3 em bé mồ côi ở Gia Lai đã được khởi công với kinh phí 80 triệu đồng/căn.

Hay câu chuyện lì xì xây trường trong dịp Tết 2020 vừa qua cũng là một “phát minh” của Trung. Chỉ sau 5 ngày, Trung đã gom được 180 triệu đồng, đủ xây 1 điểm trường và những ngày sau đó, Trung nhận tiếp lì xì đủ để xây thêm 2 điểm trường. Nhờ sự kêu gọi này đã có 3 điểm trường Huổi Nỏng, Huổi Anh, Nậm Nhừ (Nậm Pồ - Điện Biên) được hoàn thành đầu năm 2020.

Tất cả các dự án thiện nguyện của Trung được quản trị một cách minh bạch, mỗi dự án đều có một trang web riêng. Ở dự án xây trường học, mỗi công trình đều có một trang nhỏ, trong đó công khai từ kinh phí đến tiến độ thực hiện.

Ở dự án Nuôi em, mỗi người nhận nuôi sẽ có thông tin cá nhân, hình ảnh, số điện thoại của bố mẹ, già làng trưởng bản, thầy cô giáo để kiểm chứng. Người nhận nuôi chỉ cần nhắn mã số là nhận được thông tin cá nhân của người được nuôi. Để minh bạch, số tiền gom được cho dự án Sức mạnh 2.000 sẽ chuyển về số tài khoản của Trung tâm Tình nguyện quốc gia để được kiểm toán rõ ràng. Đặc biệt, chúng tôi được Trung ương Đoàn hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý, kiểm toán hay khảo sát, vận hành các chương trình”.

Ngay sau đợt mưa lũ lịch sử ở miền Trung cuối tháng 10/2020 ở miền Trung, Trung đã tự đặt mục tiêu là phải huy động 750 triệu đồng để xây dựng 1 trường học và 1 cây cầu cho miền Trung. Mục tiêu tới năm 2025 là gây quỹ, kết nối và xây 100 điểm trường vùng khó, tập trung tại 2 huyện Mường Nhé, Nậm Pồ của tỉnh Điện Biên. Từ đó, kết nối hơn 30 đội nhóm thiện nguyện, tình nguyện... với mục tiêu năm 2040, xoá toàn bộ trường tạm tại Việt Nam.

Điểm trường đầu tiên tại Điện Biên trên hành trình thiện nguyện

Điểm trường đầu tiên tại Điện Biên trên hành trình thiện nguyện

Không những thế, chàng trai mang trái tim đầy nhiệt huyết đó đã liên tục khởi xướng, thực hiện nhiều mô hình có tính nhân rộng cao như dự án Nuôi em, dự án Nước sạch bình gốm Unicef, Dự án Năng lượng gió mặt trời, dự án Đi ra từ rừng, Tủ sách vùng cao, Đồ chơi cũ cho trẻ mầm non bản cao …

Vì những điều ý nghĩa đó, “chúng tôi đã phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thực hiện chương trình “Sức mạnh 2000”, với 4 mô hình trọng tâm: “Trường đẹp cho em”, “Nhà nội trú cho em”, “Ngôi nhà Hạnh phúc” và “Cây cầu Hạnh phúc”. Và sau hơn 1 năm thực hiện, chương trình đã gây quỹ được hơn 31 tỷ đồng, xây dựng và đưa vào sử dụng 103 trường học, 3 khu nội trú, 26 “Ngôi nhà Hạnh phúc” cho học sinh mồ côi DTTS ít người và 9 cầu dân sinh. Những ngày này, hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chúng tôi sẽ khởi công xây dựng 65 “Ngôi nhà Hạnh phúc” cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Hết năm 2021, từ các dự án của nhóm Niềm tin sẽ có 7 khu nội trú đi vào sử dụng với hơn 500 học sinh hưởng lợi.

Năm 2021, Trung cho biết anh muốn tập trung vào dự án sucmanh2000.com. Với dự án này, nhà tài trợ mỗi ngày chỉ cần góp 2.000 đồng. Nếu có 2 triệu người tham gia thì mỗi năm sẽ có 1.640 tỉ đồng, đủ để xây toàn bộ trường thay thế nhà tạm cho trẻ em vùng sâu, vùng xa và cả nội trú ở Việt Nam. Xa hơn, Trung dự định sẽ xây những ngôi trường mới ở châu Phi với khát vọng không ai bị bỏ lại phía sau…

Dẫu rằng, không có thành công nào được rải trên hoa hồng. Thế nhưng, khi bạn đã từng hồi sinh năm 17 tuổi, với những quyết định “không tưởng”! Và tất cả đã thành hiện thực bởi niềm tin và sự quyết tâm mãnh liệt của sự tận hiến, lòng trắc ẩn, yêu thương của một người trẻ tuổi… Dường như không có gì là không thể trên hành trình thiện nguyện “ cả đời” của chàng trai “hiệp sỹ” núi rừng ấy…

Hoàng Hoa Trung -Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Hoàng Hoa Trung -Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Các giải thưởng của Hoàng Hoa Trung và nhóm tình nguyện Niềm tin:

- Giải thưởng tình nguyện Chim én năm 2009, 2010

- Giải Mầm nhân ái năm 2009

- Giải thưởng Thanh niên kiến tạo năm 2017

- Giải thưởng tình nguyện quốc gia năm 2011, 2017

- Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2019,

-Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen

- Forbes Việt Nam 30 Under 30 năm 2020

- Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2020

Đọc thêm

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.