Hoàn thiện 'lá chắn' pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 6 năm vận hành, thị trường chứng khoán phái sinh đã bộc lộ một số tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện “lá chắn” pháp lý.

Thị trường phát triển nhưng sản phẩm chưa đa dạng

Thông tin tại Hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) do Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển tổ chức cuối tuần qua, TS. Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, tính đến ngày 10/8/2023, TTCKPS tròn 6 năm hoạt động. Thị trường đã có bước tăng trưởng tốt và ổn định, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư (NĐT) tham gia, góp phần hoàn thiện cấu trúc TTCK, thị trường tài chính Việt Nam.

Con số về quy mô thị trường và thanh khoản của sản phẩm Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng bình quân 38,65%/năm trong giai đoạn 2018 - 2022. Trong đó, năm 2020 được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất (79,9%). Năm 2022 tăng 43,8% so với năm 2021, tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Dù 7 tháng đầu năm 2023, khối lượng giao dịch bình quân đạt 225.178 hợp đồng, giảm 17,41% so với năm 2022, nhưng vẫn là mức giao dịch bình quân năm cao thứ nhì chỉ sau năm 2022.

Cũng theo TS. Tạ Thanh Bình, TTCKPS đã từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho NĐT. Trong giai đoạn thị trường giảm mạnh do tác động của cuối đại dịch COVID-19 năm 2022, thanh khoản TTCKPS (HĐTL trên chỉ số VN30) ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng mạnh 43,8% so với năm 2021.

Hai yếu tố đóng góp vào thành công của TTCKPS được ông Tạ Thanh Bình nhắc tới là hệ thống pháp luật, quy chế nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện và hạ tầng công nghiệ thông tin vận hành thông suốt, an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của TTCKPS nói chung và sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 nói riêng còn có những tồn tại, hạn chế như: Đối tượng tham gia thị trường chủ yếu là NĐT cá nhân (dù tỷ trọng này đã giảm từ gần 99% giai đoạn đầu xuống còn 86% giai đoạn cuối năm 2019 và 67% hồi cuối tháng 7/2023), song điều này cho thấy tăng trưởng của thị trường tiềm ẩn rủi ro, phát triển không bền vững; Sản phẩm trên thị trường chưa đa dạng, chỉ có 03 sản phẩm là HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn 05 và 10 năm trong đó các HĐTL TPCP chưa thành công, thanh khoản thấp và thậm chí không thanh khoản.

“Vì vậy, NĐT tập trung vào giao dịch một sản phẩm là HĐTL chỉ số VN30 khiến giao dịch sản phẩm có nhiều biến động bất thường thời gian qua, đặc biệt là vào các phiên đáo hạn. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết có thêm các sản phẩm phái sinh khác trên chỉ số…” - bà Bình phân tích.

Tiềm ẩn rủi ro pháp lý

Tại Hội thảo, các ý kiến chuyên gia đã chỉ ra một loạt rủi ro tiềm ẩn của TTCKPS, đặc biệt là rủi ro pháp lý như: Tình trạng phá sản mất khả năng thanh toán của chủ thể tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh (CKPS);Văn bản giao dịch CKPS; Đại diện và ủy quyền đại diện trong giao dịch CKPS; Tính hợp pháp và khả năng thực hiện các giao dịch CKPS đã được ký kết; Tranh chấp trong giao dịch CKPS…

Theo GS.TS Lê Hồng Hạnh - Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) lưu ý trong tất cả các rủi ro với thị trường, rủi ro đáng sợ nhất là rủi ro pháp lý. Dẫn khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về CKPS, ông Hạnh cho rằng pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ xác định có 3 loại CKPS (Hợp đồng quyền chọn, HĐTL, Hợp đồng kỳ hạn). Tuy nhiên, các định nghĩa về 3 loại CKPS này chưa thực sự hoàn toàn chính xác so với các định nghĩa trong pháp luật CKPS Mỹ và Trung Quốc xét về nội hàm. “Định nghĩa như vậy là khá đơn giản và chưa loại bỏ được yếu tố rủi ro của TTCKPS khi giá trị của CKPS rung và bản thân thị trường cũng rung lắc từng giờ” - GS.TS Lê Hồng Hạnh đánh giá.

Ông Lê Hồng Hạnh cũng thẳng thắn khi cho rằng, xét về nội dung điều chỉnh thì pháp luật Việt Nam hiện hành chưa thể tạo được nền tảng cho việc phát triển TTCKPS.

“Luật Chứng khoán 2019 điều chỉnh thị trường chứng khoán truyền thống với chỉ 11 lần nhắc đến CKPS, một lần nhắc đến TTCKPS. Hầu như chưa có quy định cụ thể nào trong Luật có thể tạo ra được đặc thù điều chỉnh loại CKPS dù đó là HĐTL, quyền chọn hay hợp đồng kỳ hạn” - GS.TS Lê Hồng Hạnh nói, đồng thời cho rằng phạm vi điều chỉnh của pháp luật về CKPS được xác định cần trả lời cho các câu hỏi: CKPS được hình thành từ những tài sản nào? Tài sản nào là cơ bản? Quan hệ nào phát sinh từ giao dịch liên quan đến tài sản cơ bản được coi là quan hệ giao dịch CKPS? Luật nào điều chỉnh các quan hệ giao dịch CKPS? Quan hệ giao dịch CKPS có chịu sự áp dụng của pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc trị ngoại lãnh thổ?

“Đã đến lúc gỡ bỏ han chế, xây dựng Luật đủ sức kiểm soát rủi ro, tận dụng những lợi ích của TTCKPS, nhưng không để nó thành công cụ hủy duyệt hàng loạt…” - GS.TS Lê Hồng Hạnh nhấn mạnh.

Theo TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, TTCKPS đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên là sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 là sự kiện quan trọng của TTCK Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trong khu vực ASEAN và thứ 42 trên thế giới có TTCKPS. Đây là những con số rất ấn tượng thể hiện vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù là bộ phận thị trường mới, sự ra đời của CKPS, sự phát triển của TTCKPS nhằm hình thành đầy đủ các bộ phận thị trường chứng khoán, đồng thời tạo ra công cụ phòng ngừa rủi ro đối với NĐT và là tiền đề thuận lợi cho quá trình huy động và khơi thông các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là kết quả của Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 - 2020, hiện thực hoá Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam tại Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Các văn bản pháp luật về CKPS và TTCKPS được ban hành nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường này, đồng thời ghi nhận ở mức độ cao hơn tại Luật Chứng khoán 2019. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, do thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn mới, hàng hoá và mức độ sôi động của giao dịch trên thị trường còn giới hạn. Do đó, việc đánh giá thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, có tính tới những vấn đề kinh tế pháp lý trên phạm vi thị trường toàn cầu là cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.