Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số

Quang cảnh buổi thẩm định.
Quang cảnh buổi thẩm định.
(PLVN) - Ngày 08/8, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp thẩm định Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Tạo hành lang pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương nêu rõ, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp công nghệ số trong nước. Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước gần đây tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế về công nghiệp công nghệ số.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về công nghiệp CNTT đã được ban hành hơn 17 năm, nhiều quy định chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành CNTT như: chưa có khung pháp lý định hình khái niệm công nghệ số, công nghiệp công nghệ số; còn khoảng trống về phát triển dữ liệu số....

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương trình bày tại buổi thẩm định.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương trình bày tại buổi thẩm định.

Vì vậy, việc xây dựng Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số là cần thiết để thúc đẩy ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo môi trường thuận lợi nhất để “nuôi dưỡng” và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Đồng thời, Dự án Luật cũng được hy vọng sẽ thúc đẩy thông minh hoá các ngành, lĩnh vực thông qua hội tụ công nghệ số vào các hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất trong các ngành, lĩnh vực để tối ưu hoá hiệu suất, hiệu quả, năng suất, khả năng tự động thích ứng với sự thay đổi của các ngành, lĩnh vực.

Góp ý về cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, đại diện Hội truyền thông số đánh giá quy định “doanh nghiệp tham gia thử nghiệm được miễn trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, được loại trừ trách nhiệm hành chính, hình sự khi đã tuân thủ đúng, đầy đủ quy định và các yêu cầu theo văn bản cho phép thử nghiệm của cơ quan có thẩm quyền” mang tính đột phá, tạo không gian thử nghiệm an toàn cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ số mới. Tuy nhiên, hiện dự thảo luật quy định trường hợp doanh nghiệp thử nghiệm chịu trách nhiệm pháp lý là “trong quá trình thử nghiệm đã biết hoặc buộc phải biết về nguy cơ rủi ro nhưng không kịp thời thông tin, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và không áp dụng đầy đủ biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra” dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong thực tế. Theo đồng chí, trong quá trình thử nghiệm, có thể cả nhà nước và doanh nghiệp đều chưa lường hết được toàn bộ rủi ro có thể xảy ra; vì vậy không thể bắt buộc doanh nghiệp “buộc phải biết” về rủi ro.

Do đó, đồng chí đề xuất quy định trường hợp doanh nghiệp thử nghiệm phải chịu trách nhiệm pháp lý là “doanh nghiệp có khả năng biết về nguy cơ rủi ro nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền và không áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đã nêu trong hồ sơ thử nghiệm để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra”. Các điều kiện doanh nghiệp có khả năng biết về thiệt hại bao gồm: doanh nghiệp tự mình phát hiện ra lỗi của sản phẩm/dịch vụ, người dùng hoặc các bên khác cảnh báo/phản hồi về lỗi của sản phẩm, dịch vụ.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hoạt động dịch vụ thu thập, lưu trữ, kinh doanh, khai thác, phân tích, xử lý và các hoạt động khác liên quan đến dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số là hoạt động dịch vụ liên quan đến dữ liệu, thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Dữ liệu (đã được Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Luật). Vì vậy, đồng chí đề nghị lược bỏ nội dung này khỏi dự thảo Luật. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ các hoạt động dịch vụ liên quan đến dữ liệu số, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo có ý kiến để bổ sung vào dự án Luật dữ liệu cho đầy đủ.

Các đại biểu góp ý tại buổi thẩm định.

Các đại biểu góp ý tại buổi thẩm định.

Tại buổi thẩm định, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tham khảo thêm các kinh nghiệm quốc tế để chỉnh lý thời gian thực hiện thử nghiệm và thẩm quyền cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi trên thực tế; làm rõ các tiêu chí “thông minh hoá” các ngành, lĩnh vực, qua đó thể hiện sự khác biệt với các tiêu chí về chuyển đổi số hiện nay; giải trình mục đích của việc dán nhãn sản phẩm công nghệ số là người sử dụng chỉ được sử dụng các sản phẩm có dán nhãn hay chỉ những sản phẩm dán nhãn mới được đưa ra thị trường…

Tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá cao hồ sơ dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị, ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định. Thứ trưởng đánh giá đây là dự án Luật mới và có nhiều nội dung khó như trí tuệ nhân tạo, tài sản số...

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận.

Theo Thứ trưởng, dự thảo Luật đã thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, dự thảo Luật có một số nội dung mới so với các chính sách đã được Chính phủ thông qua như thông minh hoá các ngành, lĩnh vực; tân trang hàng hoá; khởi nghiệp sáng tạo số… nên cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung đánh giá tác động đối với những nội dung này.

Cùng với đó, Dự án Luật có nhiều nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Công nghiệp trọng điểm (đang được xây dựng). Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành để phân định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

Thứ trưởng cũng lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo giải thích rõ ràng, rành mạch, thể hiện nội hàm của những khái niệm mới được đưa ra trong Luật; thiết kế các ưu đãi một cách tập trung, tránh dàn trải, trong đó thể hiện rõ loại hình doanh nghiệp, dự án như thế nào sẽ nhận ưu đãi; từ đó xây dựng cơ chế, quy trình ưu đãi phù hợp. Đồng thời, cơ quan chủ trì cần bổ sung trách nhiệm pháp lý của người tạo ra sản phẩm trí tuệ nhân tạo; nghiên cứu quy định mang tính nguyên tắc đối với việc quản lý tài sản số; chi tiết hoá các điều khoản tại dự thảo Luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính ngay tại Luật, giảm tải áp lực phải sửa đổi các quy định, quy hoạch của địa phương…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Công bố các Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự sau sắp xếp

(PLVN) - Sáng 20/1, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nghị quyết của Hội đồng Trường và Quyết định của Hiệu trưởng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của Trường. Đây là đơn vị đầu tiên trong Bộ Tư pháp đã hoàn thành công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng trở thành tân Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng (trái) trao quyết định của Bộ Chính trị điều động, chỉ định Thứ trưởng Tư pháp Trần Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, nhiệm kỳ 2020-2025.
(PLVN) -  Chiều 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, điều động, chỉ định Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020-2025, chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, điều động, chỉ định ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn
(PLVN) - Thực hiện chủ trương chung của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Bộ Tư pháp về việc chăm lo tết cho đoàn viên, nhằm động viên đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tư pháp, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp mới tổ chức Chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” Gặp mặt đoàn viên công đoàn và công chức, viên chức khó khăn.

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024
(PLVN) - Cục Trợ giúp pháp lý vừa công bố danh sách 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng (đã kết thúc) năm 2024 (thực hiện theo Công văn số 236/BTP-TGPL ngày 12/01/2024 của Bộ Tư pháp về việc ban hành chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2024).

Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2025

Cảnh Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025 của Đảng ủy Tổng cục THADS.
(PLVN) - Ngày 17/1, Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp, Bí thư Đảng ủy Tổng cục, Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái và Phó bí thư Đảng ủy Tổng cục, Phó tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa đồng chủ trì Hội nghị.

Đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước sau sắp xếp

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 17/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nước. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Nghị quyết chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì có Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy, Tổ phó Tổ biên tập.

Đầu tư cho pháp luật phải là nguồn lực đầu tư công trung hạn, hàng năm

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ tham gia một hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Để thực sự tạo đột phá trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, PGS. TS Đinh Dũng Sỹ, Chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ kiến nghị, cần đầu tư nguồn lực tài chính thỏa đáng cho xây dựng pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật, coi đây là một nguồn lực đầu tư công trung hạn và hằng năm của Nhà nước.

“Khoanh vùng” rõ chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đối với 3 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì cuộc họp.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quà Tết tại tỉnh Lào Cai nhân dịp tết nguyên đán 2025

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025 của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, vừa qua, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, Tỉnh đoàn Lào Cai và các đơn vị có liên quan tổ chức chương trình thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Phó Giám đốc Sở Phạm Hồng Phúc bền bỉ nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp Tư pháp Bà Rịa –Vũng Tàu

Ông Phạm Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(PLVN) - Tại Thành phố biển Vũng Tàu, nơi có những con sóng vỗ về và những bãi cát trắng trải dài, có một người đàn ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Tư pháp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là ông Phạm Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”
(PLVN) - Trong không khí xuân cận kề, chương trình thiện nguyện "Tết ấm – Xuân thương" do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) tổ chức đã mang đến niềm vui và hy vọng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều. Sự kiện không chỉ thể hiện tinh thần nhân văn mà còn lan tỏa thông điệp sẻ chia, giúp các bệnh nhân vững tin vượt qua khó khăn để sớm hồi phục, đón Tết đoàn viên bên gia đình.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.