Hoãn phiên xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Do vắng một số luật sư bào chữa cho bị cáo, một bị cáo có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe… nên sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định hoãn phiên xét xử.

Sáng 22/1, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT TGĐ Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Vũ Thanh Hà (nguyên TGĐ Công ty CP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) cùng 9 bị cáo khác ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong phiên tòa sáng nay, đại diện PVN, PVC và Kinh Bắc PVC vắng mặt. Một số luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Đình Tâm, Lê Thành Thái vắng mặt. Bị cáo Trần Thị Bình (cựu Phó TGĐ PVN) có đơn xin vắng mặt, đề nghị hoãn phiên tòa vì sức khỏe yếu. Do đó, sau khi hội ý, HĐXX TAND TP Hà Nội đã quyết định hoãn phiên xử để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo.
Theo cáo trạng, ông Đinh La Thăng với vai trò Chủ tịch HĐQT PVN, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai các Dự án nhiên liệu sinh học, Trần Thị Bình (Phó TGĐ PVN, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) đều biết PVC và Liên danh không đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện gói thầu TK05 Dự án Ethanol Phú Thọ. Tuy nhiên, họ vẫn chủ trì các cuộc họp để kết luận chỉ đạo PVB, PVC hoàn tất thủ tục chỉ định thầu và ký Hợp đồng EPC với Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T trái quy định dẫn đến dự án phải dừng thi công kể từ ngày 27/3/2013.
Trịnh Xuân Thanh và nhiều người khác là những lãnh đạo chủ chốt của PVC biết rõ liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp nhận sự chỉ đạo của ông Thăng, bà Bình để lập hồ sơ đề xuất dù biết rõ không đủ năng lực kinh nghiệm để đáp ứng được hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật theo chỉ đạo của ông Thăng…
Hậu quả từ hành vi làm trái các quy định của các bị can nêu trên gây thiệt hại cho PVB tổng số tiền hơn 540 tỷ đồng.
Ngoài ra, lợi dụng chức vụ, quyền hạn Chủ tịch HĐQT PVC có tỷ lệ góp vốn tại PVC Kinh Bắc, Trịnh Xuân Thanh còn bàn bạc với Đỗ Văn Hồng về việc đầu tư mua 3.400m2 đất tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) của Công ty CP ĐT và Phát triển Công nghệ Mefrimex bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC. 
Cụ thể, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng trái quy định 25 tỷ đồng. Để hợp thức việc cho tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định, Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng đã bàn bạc, thống nhất làm các thủ tục để chuyển 21 tỷ đồng tạm ứng thành tiền góp vốn điều lệ của PVC tại PVC Kinh Bắc. Việc này trái quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ tổ chức hoạt động của PVC, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng.
Với mục đích sở hữu 3.400m2 nêu trên, năm 2011, Trịnh Xuân Thanh thành lập Công ty Mai Phương và yêu cầu Đỗ Văn Hồng ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên cho Công ty Mai Phương với giá gần 24 tỷ đồng nhưng chỉ thanh toán gần 21 tỷ đồng, hưởng lợi 3 tỷ đồng.
Cũng theo cáo trạng, trong vụ án này, ông Đinh La Thăng có vai trò chính. Ông Thăng đã ban hành chủ trương, chủ trì các cuộc họp để kết luận chỉ đạo quyết liệt PVB, PVC hoàn tất thủ tục chỉ định thầu cho Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ trái quy định.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hoãn xét xử vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới TP Huế

Các bị cáo tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 20/3, TAND TP Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới TP Huế). Tuy nhiên, do triệu tập 508 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và 33 người làm chứng nhưng chỉ có mặt 3 người nên phiên tòa bị hoãn.

Chém chú trọng thương chỉ vì 200 nghìn đồng

Trần Sang bị TAND TP Huế xét xử về tội "Giết người".
(PLVN) - Ngày 19/3, TAND thành phố Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án 'Giết người' đối với vị cáo Trần Sang (SN 1969, trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu, quận Thuận Hóa, thành phố Huế).

Mua bán trái phép chất ma túy, ba bị cáo lĩnh tổng cộng 31 năm tù

3 bị cáo tại phiên toà.
(PLVN) -  Ngày 11/3, TAND tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Đức Hùng (SN 1995, thường trú tại tổ 72, khu 8, phường Cao Thắng); Đặng Tuấn Anh (SN 1991, phường Hà Khánh) và Bùi Quốc Công (SN 1996, thường trú tại tổ 6, khu 2, phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Chích điện, cưỡng bức nhân viên cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nạn nhân kháng cáo

Chích điện, cưỡng bức nhân viên cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nạn nhân kháng cáo
(PLVN) - Sau phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hưng (ngụ tổ dân phố An Phú, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về tội “Hiếp dâm”; cho rằng hành vi chích điện, cưỡng bức mình nhưng bị cáo chỉ bị kết án 27 tháng tù là chưa phù hợp quy định pháp luật; phía nạn nhân đã kháng cáo bản án.

Án tù dành cho nhóm người “thổi” giá đất lên 30 tỷ đồng/m2

Phiên xử được tổ chức công khai, lưu động tại hội trường UBND xã Quang Tiến. (Ảnh trong bài: Hồng Mây)
(PLVN) -  Hôm qua (6/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa lưu động, tuyên phạt Phạm Ngọc Tuấn 3 năm tù; Ngô Văn Dương 30 tháng tù, Nguyễn Đức Thành 22 tháng tù; ba bị cáo còn lại trong vụ án được hưởng án treo gồm Nguyễn Thị Quỳnh Liên 12 tháng, Nguyễn Thế Trung 18 tháng, Nguyễn Thế Quân 15 tháng; cùng về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản, theo điểm c khoản 2 Điều 218 BLHS. Phiên xử được tổ chức công khai, lưu động tại hội trường UBND xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, nơi có các thửa đất liên quan vụ án.