Hoài Đức, Hà Nội: 100% trạm trộn bê tông không phép, gây ô nhiễm

Một trong số các trạm trộn bê tông trên địa bàn huyện Hoài Đức (ảnh: Q.Trường)
Một trong số các trạm trộn bê tông trên địa bàn huyện Hoài Đức (ảnh: Q.Trường)
(PLO) - UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có nhiều văn bản chỉ đạo đơn vị chức năng xử lý vi phạm đối với 25 trạm trộn bê tông (14 trạm tại các cụm công nghiệp, 8 trạm trong các khu đô thị mới,  3 trạm xây dựng trên đất nông nghiệp) trên địa bàn 7 xã. Nhưng sự việc đâu vẫn vào đó.

Môi trường sống của người dân bị “bức tử” vì bụi

Theo  Báo cáo của UBND huyện Hoài Đức thì hầu hết các trạm trộn bê tông (TTBT) trên địa bàn xã Di Trạch, Lại Yên, An Khánh đều vi phạm nghiêm trọng về xả thải và không có giấy phép xây dựng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Hai bên Đại lộ Thăng Long thuộc xã An Khánh, Kim Chung có tới 9 TTBT, gồm: Cty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vật liệu xây dựng An Phúc; Cty TNHH Việt Đức; Cty CP XD và KT An Bình; Cty CP ĐT Sông Đà - Việt Đức đều có công suất khá lớn và mỗi khi các trạm trộn hoạt động, xe chở bê tông vận hành qua lại làm bụi bay mù mịt.

Người dân xã Lại Yên cho biết, trong địa bàn xã đã có tới 7-8 trạm trộn bê tông, mỗi khi trạm trộn xả silô (xả đáy trạm trộn) vào ngày nắng thì bụi mù trời. “Các trạm trộn bê tông không những gây ô nhiễm không khí, mà đường đi cũng bị hư hỏng nặng bởi những xe bồn có trọng tải hàng chục tấn ra, vào. Thử hỏi con đường nào chịu nổi”, chị Hoa, người dân trong làng bức xúc.

Còn ông Kình thì nói: “Người dân chúng tôi nhiều lần có ý kiến lên chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng về việc các trạm trộn gây ô nhiễm, nhưng không hiểu vì sao không được giải quyết. Thỉnh thoảng, các cơ quan chức năng cũng xuống thanh tra, kiểm tra nhưng xong đâu lại vào đấy”?

Ông Nguyễn Đình Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Lại Yên thừa nhận: “Ban  đêm, các TTBT xả silô thì bụi bay mù trời. Không những vậy, các xe bồn còn xả trộm bê tông thừa tại nhiều chỗ vắng trên địa bàn xã khiến người dân đi lại khó khăn. Qua đánh giá tác động môi trường, hiện nay mực nước ngầm ở đây bị hạ xuống khoảng 2,3m, chúng tôi cũng rất lo ngại. Không hiểu sao, qua các cuộc kiểm tra, các trạm trộn bê tông gần như 100% không đầy đủ giấy tờ mà vẫn ngang nhiên hoạt động. Chúng tôi chỉ biết báo cáo cấp trên, bởi những trạm trộn bê tông này thường được lắp đặt trong đất của các dự án nên UBND xã không có thẩm quyền kiểm tra. Mỗi khi chúng tôi tham gia với đoàn thanh tra, kiểm tra thì cũng chỉ với tư cách phối hợp”.

Đã có xử phạt nhưng đâu lại vào đấy

Tháng 5/2016, Sở Xây dựng Hà Nội  đã có thông báo gửi 23 đơn vị quản lý, vận hành các TTBT thương phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức về việc tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, cho đến nay, rất nhiều TTBT vẫn chưa bị xử lý, cưỡng chế.

Năm 2016, UBND huyện Hoài Đức giao cho các phòng chuyên môn và lập đoàn kiểm tra, xử lý hoạt động sai phép của các TTBT gây ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn huyện. Qua đó, UBND huyện giao Đội trật tự xây dựng chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tư pháp, UBND các xã liên quan lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ vi phạm cưỡng chế trong tháng 3 và 4/2017.

Ông Nguyễn Xuân Lý - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức cho biết: Cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính 8 trường hợp, đồng thời có văn bản trình UBND thành phố ra quyết định xử phạt hành chính một số trường hợp, kèm hình phạt bổ sung buộc dừng hoạt động và yêu cầu tháo dỡ, di chuyển. Sau khi phân loại, ngoài những TTBT đang hoạt động và cần hoàn thiện một số giấy tờ, cơ quan chức năng sẽ xem xét cho hoàn thiện, còn những trường hợp không đủ điều kiện, cần xử lý, huyện sẽ quyết liệt yêu cầu dừng hoạt động, tháo dỡ di dời.

Ông Nguyễn Hoàng Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết, qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phân loại 25 TTBT đang hoạt động trên địa bàn huyện thành 3 nhóm, trong đó có các trạm trộn “có văn bản chấp thuận của thành phố”; các trạm trộn chưa đủ điều kiện hoạt động và các trạm xây dựng trong các khu đô thị. Theo báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm của các TTBT này thể hiện, 100% đều không có giấy phép xây dựng.

“Đúng như phản ánh của người dân, hoạt động của các TTBT đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện có nhiều dự án đang được thi công. Các xe chở vật liệu cũng như xe chở bê tông ra vào công trình không đảm bảo che chắn khiến môi trường bị ô nhiễm bởi bụi bẩn. Thậm chí có những tuyến đường, nhiều xe bồn còn để rơi vãi bê tông, gây bức xúc cho người dân và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, đến nay tình trạng này đã được cải thiện. Đầu năm 2017, tiếp tục kiểm tra, một số TTBT chấp hành. Còn còn một số trạm vẫn chưa chấp hành, cố tình hoạt động. Trước tình trạng này, cơ quan chức năng yêu cầu các trạm trộn vừa hoạt động vừa bổ sung đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ pháp lý, còn những trạm trộn không đủ điều kiện thì kiên quyết cưỡng chế”, ông Trường nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.