Hoài bão lớn của Tiến sỹ trẻ ngành Tư pháp

TS Hòa nhận thưởng nghiên cứu sinh tiến sĩ xuất sắc năm 2016 tại ĐH RMIT.
TS Hòa nhận thưởng nghiên cứu sinh tiến sĩ xuất sắc năm 2016 tại ĐH RMIT.
(PLO) -Tiến sĩ Lê Thanh Hòa, cán bộ trẻ 37 tuổi công tác tại Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ vừa được Đại học RMIT (Melbourne, Australia) trao tặng giải thưởng nghiên cứu sinh tiến sĩ xuất sắc năm 2016 tại Đại học RMIT. Chỉ với 2 năm rưỡi, anh đã hoàn thành xuất sắc chương trình tiến sĩ (mà người khác thường phải nghiên cứu mất 4 năm – PV), với nghiên cứu thiết thực về các yếu tố tác động đến sự phát triển và các mô hình của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Chuyện có hậu về cậu học trò nghèo

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, sớm nhận thức sự khó khăn của gia đình nên ngay từ nhỏ ngoài việc chăm chỉ học tập, sau giờ học cậu học trò nức tiếng nhất mực hiếu thảo, ngoan hiền Lê Thanh Hòa thường hay phụ giúp cha mẹ cày cuốc ruộng vườn, lấy khó khăn làm động lực vượt khó.

Sự cố gắng của cậu học trò nghèo được đáp đền xứng đáng khi năm 1998 Hòa đậu cùng lúc hai trường đại học (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ). Vốn đam mê ngành luật từ nhỏ cùng với ý chí tự lập nên Hòa vừa học vừa làm thêm để theo đuổi ước mơ giảng đường, đồng thời san sẻ bớt gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền cho gia đình. Khó khăn dường như không làm chàng sinh viên ngành luật chùn bước, trái lại chàng Bí thư Chi đoàn Thương mại 24 của Trường luôn đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên nhận được học bổng của trường. Đặc biệt, luận văn tốt nghiệp của Hòa đạt xuất sắc với số điểm 9.4, điểm số thuộc dạng “hiếm” đối với sinh viên hệ chính quy Đại học Luật TP.HCM lúc bấy giờ.

Lê Thanh Hòa với Giáo sư về tài chính On Kit Tam, người hướng dẫn luận án cho anh.
Lê Thanh Hòa với Giáo sư về tài chính On Kit Tam, người hướng dẫn luận án cho anh.

Rời giảng đường đại học với tấm bằng Cử nhân Luật Thương mại cùng với ước vọng làm việc ngay tại quê nhà, bỏ qua nhiều cánh cửa việc làm khác đang rộng mở, Hòa háo hức nộp hồ sơ và được nhận vào làm tại Phòng Công chứng Nhà nước, Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ.

 Quá trình làm việc, Hòa đề ra “kim chỉ nam” hành động cho bản thân với phương châm “3 biết” (biết lắng nghe, biết chia sẻ và biết xin lỗi) để tận tâm phục vụ người dân, thực hiện công việc với cả tấm lòng, sự nhiệt tâm, với tinh thần trách nhiệm cao trong khuôn khổ pháp luật. Ngoài thực hiện tròn vai công việc chuyên môn, anh còn tham gia tập huấn chuyên sâu pháp luật về dân sự cho cán bộ pháp chế và cán bộ tín dụng tại các ngân hàng; tham mưu xây dựng cẩm nang nghiệp vụ công chứng và bộ mẫu hợp đồng các loại được áp dụng trên địa bàn TP, đồng thời dành nhiều thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Chính vì thế, nên khi “Đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005-2011” (Đề án Cần Thơ-150), rồi “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (Đề án 165) được phát động, Hòa được Lãnh đạo Sở Tư pháp tin tưởng đề cử tham gia đào tạo thạc sĩ, rồi tiến sĩ ở nước ngoài.

Lê Thanh Hòa nhận thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại Hội thảo quốc tế về kinh tế và thông tin tại Nhật Bản năm 2014.
Lê Thanh Hòa nhận thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại Hội thảo quốc tế về kinh tế và thông tin tại Nhật Bản năm 2014.

Đi tìm “chìa khóa” mở cửa thu hút FDI vào Việt Nam

Quá trình học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, Hòa nhận ra rằng để phát triển kinh tế - xã hội cần phải có vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. “Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới về thu hút FDI là vấn đề càng đặc biệt xem trọng. Trong đó, tìm ra được những yếu tố nào của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút FDI, từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp trong việc thu hút FDI để phát triển đất nước luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm”, Hòa san sẻ.

Lê Thanh Hòa cùng với những nghiên cứu sinh Việt Nam tham gia các hoạt động ngoại khóa tại Australia.
Lê Thanh Hòa cùng với những nghiên cứu sinh Việt Nam tham gia các hoạt động ngoại khóa tại Australia.

Trong luận án của mình, Hòa tập trung nghiên cứu chính sách, pháp luật và điều kiện kinh tế của Việt Nam trong việc thu hút FDI. Từ kết quả nghiên cứu của mình, TS Hòa cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô có sức bật mạnh mẽ trong việc thu hút FDI hơn cả các chính sách ưu đãi đầu tư từ Chính phủ.

Theo Giáo sư On Kit Tam, Nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH RMIT, nghiên cứu của TS Hòa đã giải quyết được vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển và cải cách ở Việt Nam. “Anh ta đã phân tích những yếu tố mang lại sự thành công của đất nước này trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và những chính sách hiệu quả của Chính phủ liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu này sẽ giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nâng cao sự quan tâm đối với việc phát triển và cải cách kinh tế, để từ đó cải thiện điều kiện kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, Giáo sư On Kit Tam tâm đắc.

Tuổi trẻ sống với khát vọnghoài bão lớn

TS Hòa cho biết, bản thân rất tự hào khi được vinh danh tại một trường đại học danh tiếng ở Australia. Điều này không đi ngược lại sự kỳ vọng của cơ quan, đơn vị đã tin tưởng, tạo điều kiện cho anh được học tập, nghiên cứu ở ngoài nước. “Tự hào hơn khi mình đã góp phần chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy được năng lực và khả năng nghiên cứu của người Việt Nam, nhất là mang hình ảnh của đất nước chúng ta đến gần hơn với bạn bè, cộng đồng quốc tế”, TS Hòa cho biết thêm.

Là một người trẻ thành công trên con đường học thuật, TS Hòa nghiệm ra rằng, để đạt được những kết quả cao trong học tập, nghiên cứu, đòi hỏi những người trẻ phải xác lập được mục tiêu học tập, nghiên cứu và phải trả lời cho được câu hỏi: “Việc học tập, nghiên cứu đó để làm gì?”. Khi trả lời được câu hỏi đó, bằng khả năng, ý chí của bản thân, cùng với việc xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu thích hợp, các bạn trẻ sẽ đạt được kết quả như mong muốn trên con đường học thuật vốn rộng lớn, đồng thời, đem được tài năng, sức sáng tạo phụng sự nhân dân.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.