Hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài phòng chống dịch Covid-19

Hình ảnh tại lễ tiếp nhận.
Hình ảnh tại lễ tiếp nhận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 24/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh thay mặt Ban Cứu trợ Trung ương đã trao số tiền  4 tỷ 52 triệu đồng cho Bộ Ngoại giao để hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) tại một số địa bàn khó khăn phòng chống dịch Covid-19. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi – Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN - đã thay mặt Bộ Ngoại giao tiếp nhận khoản kinh phí hỗ trợ. 

Thứ trưởng, Chủ nhiệm Đặng Minh Khôi cho biết, bên cạnh việc phân bổ hơn 54 tỷ đồng từ Ban Cứu trợ Trung ương hỗ trợ chi phí cách ly cho công dân Việt Nam ở nước ngoài có hoàn cảnh đặc biệt phải về nước, khoản tiền hơn 4 tỷ đồng hỗ trợ cộng đồng người Việt ở nước ngoài tại một số địa bàn khó khăn phòng, chống dịch có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng ở một số nước, góp phần hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn, duy trì ổn định cuộc sống. 

Sự hỗ trợ này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với đồng bào ta ở nước ngoài với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau, một lần nữa thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ, “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.

Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao cũng đã tích cực tham mưu, kiến nghị nhiều chính sách, trực tiếp chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, kêu gọi sự ủng hộ, quyên góp dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Các cơ quan hữu quan đã phối hợp tổ chức 468 chuyến bay, đưa trên 113.000 người Việt từ hơn 59 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn; kịp thời chuyển hơn 830.000 khẩu trang cùng nhiều trang phục bảo hộ, trang thiết bị y tế, lương thực, nhu yếu phẩm… cho cộng đồng tại hơn 20 địa bàn chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh.

Bộ Ngoại giao đã kêu gọi và đươc nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp hưởng ứng và đã có nhiều hỗ trợ kịp thời, hiệu quả về lương thực, thực phẩm, vật tư y tế cho đồng bào ta sinh sống, học tập và làm việc tại Lào và Campuchia.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thiên tai của Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của đồng bào ta ở nuớc ngoài. 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, UBTW MTTQ VN và Bộ Ngoại giao, năm 2020 đồng bào ta ở nhiều nơi đã tích cực quyên góp, ủng hộ gần 80 tỷ đồng, cùng nhiều hàng hoá, vật phẩm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở trong nước và hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt.

Đây là sự ủng hộ thiết thực, quý báu và kịp thời, thể hiện tấm lòng của đồng bào, dù ở xa xứ vẫn luôn hướng về quê hương, thể hiện truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.

Thời gian qua, UBTW MTTQ thông qua Bộ Ngoại giao cũng đã hỗ trợ nhiều khẩu trang và vật tư y tế cho đồng bào ta ở nước ngoài phòng dịch và hỗ trợ các hộ gia đình gốc Việt tại Campuchia  gặp khó khăn hoạn nạn.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan sớm triển khai phân bổ khoản kinh phí hơn 4 tỷ đồng đến cộng đồng người Việt tại các địa bàn khó khăn, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch Covid-19.

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.