Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tiền hay cơ chế?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ để phát triển. Ảnh Laodong.com
Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ để phát triển. Ảnh Laodong.com
(PLO) - Theo Economica Vietnam, chỉ với 5 chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Dự thảo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực mỗi năm cần khoảng 19.000 tỷ đồng, bù lại sẽ có ít nhất 235.000 tỷ đồng được đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh và thêm một nguồn thu thuế khoảng 429.000 tỷ/năm…

Một vốn… bốn mươi lời

Theo nghiên cứu đánh giá tác động của Economica Vietnam, một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, nghiên cứu chính sách và xây dựng dự án, với chính sách hỗ trợ về ưu đãi thuế như dự thảo, chi phí thuế của doanh nghiệp (DN)  giảm được 4-5 tỷ đồng/năm, đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận của DN được cải thiện. Với ưu đãi như dự thảo, số DN xuất nhập khẩu trực tiếp sẽ tăng lên, hiện nay là 52.000 DN, 10 năm tới sẽ là 100.000 DN.

Theo dự thảo, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm công phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20% số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ của DNNVV. Điều này góp phần  mở rộng thị trường cho DNNVV với khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ cho các cơ quan Nhà nước trị giá xấp xỉ 21 tỷ USD. Economica Vietnam cho rằng, nếu điều này được thực hiện nghiêm túc, đây sẽ là gói kích cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của DNNVV với tổng trị giá 4,2 tỷ USD và khoảng 40.000 DNNNV có cơ hội được cung cấp dịch vụ, sản phẩm qua các hợp đồng mua sắm công. 

Ngoài ra, khoảng 27.000 ha đất tại các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp sẽ được khuyến khích cho DNNVV thuê. Và với cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng dành 30% dư nợ cho vay DNNVV, sẽ có ít nhất 397.000 tỷ đồng (khoảng 18 tỷ USD) từ các ngân hàng thương mại (NHTM) và ít nhất là 7.560 tỷ đồng sẽ tới được các DNNVV thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng. 

Cùng với các tác động của Luật DN, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ góp phần đạt được mục tiêu có thêm 550.00 DN mới được thành lập và duy trì hoạt động. Như vậy, sẽ có ít nhất 235.000 tỷ đồng (10.5 tỷ USD) được đưa vào đầu tư SXKD và thêm một nguồn thu thuế mới vô cùng quan trọng với tiềm năng thu thuế khoảng 429.000 tỷ/ năm. 

Ngoài lợi ích về kinh tế còn kéo theo các lợi ích về xã hội như công ăn việc làm, tăng độ che phủ bảo hiểm, tăng thu nhập, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội…

Tuy nhiên, để có những lợi ích đó, theo tính toán của Economica Vietnam chỉ với 5 chương trình hỗ trợ được đưa ra trong Dự thảo, với giả định thận trọng và tính ở mức tối thiểu, mỗi năm chi cho 5 chương trình này là 11.855 tỷ đồng (Khởi nghiệp: 1.260 tỷ đồng/năm; Chẩn đoán và tư vấn nâng cao năng lực sản xuất: 1.500 tỷ đồng/năm; phát triển cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị: 170 tỷ đồng/năm; đổi mới sáng tạo: 7.800 tỷ đồng/năm; hỗ trợ DNNVV hội nhập 1.125 tỷ đồng). Mức chi này vào khoảng 1,6% tổng chi ngân sách năm 2015.

Ngoài ra, còn cần thêm 6.890 tỷ đồng chi phí khác: trong đó cần tối thiểu 1.890 đồng từ NSNN để hình thành các quỹ bảo lãnh tín dụng và ngân sách giảm thu 4.000-5000 tỷ đồng do miễn giảm thuế thu nhập DN và thuế môn bài cho  DNNVV…

Mặt khác, để thực hiện các chương trình này, các cơ quan vừa phải phân công lại, vừa tuyển thêm người (ước tới 4.388 người), tăng chi phí tiền lương hành chính (329 tỷ đồng) tăng thủ tục hành chính và kéo theo chi phí tuân thủ (592 tỷ đồng). Như vậy, tổng cộng chi phí mỗi năm gần 19.000 tỷ đồng.

Băn khoăn

Theo TS.Lê Duy Bình – Economica Vietnam, dự thảo chưa nói rõ nguồn lực thực hiện hỗ trợ này lấy từ đâu. Với mức chi phí vô cùng lớn như vậy, cần phải tính toán lại các phương án hỗ trợ, sao cho các chương trình khả thi hơn, không quá tham vọng, chú trọng vào các chương trình mang lại hiệu quả và lợi ích cao nhất. 

TS Bình cũng cho rằng, việc yêu cầu NHTM hỗ trợ cho vay với DNNVV với lãi suất ưu đãi như trong dự thảo rất có thể mâu thuẫn với các quy định về đảm bảo an toàn trong Luật Các tổ chức tín dụng và mâu thuẫn với nhiệm vụ kinh doanh phải có lãi của NHTM vì NHTM cũng là DN. Mặt khác, những quy định như dự luật sẽ làm chi phí giao dịch của NHTM tăng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM.

Tại Tọa đàm mới đây góp ý cho Dự thảo luật, Luật sư Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng cho rằng, hoạt động hỗ trợ DNNVV không chỉ là của Nhà nước, bản thân các DN muốn nâng cao năng lực cũng phải tự vận động. Ông Văn cũng băn khoăn việc hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV có vi phạm các quy định trong cam kết hội nhập WTO và các FTA mà Việt Nam đã ký kết hay không cũng như dễ nảy sinh cơ chế xin - cho.

Theo ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT, Phó Ban soạn thảo, trong bối cảnhDNNVV vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay, hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết, tuy nhiên, ông Cương cũng cho rằng, không thể bao cấp cho DN, cũng không nên có hỗ trợ mang tính trợ giá cho sản phẩm bởi như vậy là bóp méo thị trường, không đem lại năng lực cạnh tranh cho DN. 

“Hỗ trợ DN là rất cần, hỗ trợ bằng nguồn lực là rất quý trong bối cảnh DN rất thiếu vốn.  Tuy nhiên, sự hỗ trợ mà DN cần nhất, và có tính quyết định nhất đó là với vai trò kiến tạo, Nhà nước sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, công bằng, minh bạch,  chi phí thấp, thủ tục hành chính đơn giản, dễ dàng, Đây mới là những hỗ trợ mà các DNNVV mong muốn và kỳ vọng nhất…”-TS.Lê Duy Bình bày tỏ quan điểm. 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.