Hồ sơ những chuyến bay bí mật của CIA

Một tòa án Mỹ hôm 8/9 đã cho rằng chính quyền Obama có lý khi “xếp xó” hồ sơ về các chuyến bay bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vốn được thực hiện sau ngày 11/9/2001 vì cho rằng đây là “bí mật quốc gia”. 

Một tòa án Mỹ hôm 8/9 đã cho rằng chính quyền Obama có lý khi “xếp xó” hồ sơ về các chuyến bay bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vốn được thực hiện sau ngày 11/9/2001 vì cho rằng đây là “bí mật quốc gia”. 

Máy bay trên căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia, một hòn đảo của Anh trên Ấn Độ Dương, năm 2001.

Máy bay trên căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia, một hòn đảo của Anh trên Ấn Độ Dương, năm 2001.

 Các chuyến bay bí mật của CIA chở những người bị tình nghi là khủng bố ra nước ngoài được thực hiện từ rất lâu, sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố tại New York Washington ngày 11/9/2001.

Tuy nhiên, mãi cho đến bay giờ chính quyền Mỹ vẫn “để yên” vụ việc này. Hiệp hội Bảo vệ tự do công dân Mỹ (ACLU) bảo vệ cho những nguyên đơn, những cựu tù binh từng bị chuyển ra nước ngoài trên những chuyến bay bí mật, vừa thông báo sẽ đệ đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ.

 

Được biết, Tòa án Phúc thẩm liên bang Mỹ tại San Francisco (thuộc bang California) với 11 thẩm phán ra phán quyết rằng, cần phải bảo vệ tuyệt đối các hồ sơ nói trên vì “đặc quyền bí mật quốc gia”.

Trong vụ án này – bắt đầu được khởi động tháng 5/2007 – 5 cựu tù binh đã đệ đơn kiện chống Jeppesen Dataplan, một chi nhánh của Boeing vì đã hỗ trợ dịch vụ logistic cho các chuyến bay bí mật của CIA chở nghi phạm khủng bố tới các nhà tù bên ngoài nước Mỹ.

5 người nói trên khẳng định rằng họ đã bị bắt cóc và bị đưa tới nhiều nước khác nhau, rồi được giao cho các điệp viên CIA hoặc một số chính phủ nước ngoài để những người này tra tấn họ. Sự việc này xảy ra dưới chính quyền Bush và chính cựu Tổng thống Bush cũng đã thừa nhận rằng, sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, “loại hình” chuyển tù nhân này trên thực tế có diễn ra.

 

Tòa án Phúc thẩm khẳng định: “Ngay cả khi thông tin về các chiến dịch chuyển tù nhân được công khai tiết lộ, vai trò của Jeppensen và trách nhiệm có thể có của chi nhánh này của Boeing trong việc thực hiện các chuyến bay không thể được đặt một cách riêng rẽ trong hồ sơ vốn được coi là mật và được bảo vệ”.

 

Thay mặt cho 5 nguyên đơn, ACLU cho rằng, đây là “một ngày buồn, không chỉ đối với các nạn nhân của hành động tra tấn mà nhu cầu đòi công lý của họ bị tước bỏ, mà còn đối với tất cả công dân Mỹ lo lắng về Nhà nước pháp quyền và hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới”. Hiệp hội này nhắc lại, “cho tới nay, không một nạn nhân nào của chương trình tra tấn dưới chính quyền Bush đã đòi được công lý”.

 

Hiện 2 trong số 5 nguyên đơn nói trên vẫn bị giam trong tù, một người ở Maroc và một người tại Ai Cập. Ba người khác đã được Chính phủ Mỹ trả tự do mà không hề bị cáo buộc tội gì.

Trong số những người này, có Binyam Mohammed, công dân Ethiopia , được trả tự do khỏi nhà tù Guantanamo tại Anh tháng 2/2009. Binyam Mohammed khẳng định đã bị đưa tới Maroc năm 2002 một cách bí mật và bị tra tấn tại đây, rồi năm 2004 được chuyển tới Kabul, nơi anh ta cũng bị tra tấn trước khi được đưa trở lại Guantanamo./.

                                                                             T.T (Theo AFP)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.