Hiệu quả thiết thực từ mô hình điểm 'Khu dân cư điện tử' ở Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ khi triển khai thí điểm mô hình “Khu dân cư điện tử” đến nay, mỗi ngày thành viên trong Tổ Công nghệ số cộng đồng Khóm 6, Phường 1, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đều phân chia lực lượng có mặt tại trụ sở khóm và đi đến từng hộ gia đình để trực tiếp hỗ trợ người dân tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nộp hồ sơ trực tuyến, cài đặt các ứng dụng số, dịch vụ số…
Tổ Công nghệ số cộng đồng Khóm 6, Phường 1 (TP Cà Mau) hướng dẫn người dân tiếp cận công nghệ số.

Tổ Công nghệ số cộng đồng Khóm 6, Phường 1 (TP Cà Mau) hướng dẫn người dân tiếp cận công nghệ số.

Sau 6 tháng đi vào hoạt động tháng 10/2022, mô hình “Khu dân cư điện tử” do UBND Phường 1 (TP Cà Mau) triển khai thí điểm tại đường Lý Văn Lâm, thuộc Khóm 6, Phường 1 đã phát huy hiệu quả thiết thực. Cách làm này không chỉ giúp người dân tiếp cận môi trường số một cách dễ dàng, hiệu quả mà còn góp phần từng bước xây dựng “công dân điện tử” hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong tương lai.

Các thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng nòng cốt trong việc hướng dẫn, dẫn dắt người dân tiếp cận môi trường số. Nhân lực còn hạn chế, mỗi tổ chỉ có 4 thành viên đồng đảm trách nhiều việc. Nhưng với tinh thần nhiệt tình vì Nhân dân, tính sáng tạo trong cách triển khai thực hiện “Khu dân cư điện tử”, nhận thức và hành động của người dân địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi số từng bước thay đổi.

Anh Huỳnh Văn Chiến - Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng, Trưởng Khóm 6, Phường 1 (TP Cà Mau) cho biết, khu dân cư điện tử” thí điểm tại đường Lý Văn Lâm, thuộc Khóm 6, Phường 1, thành phố Cà Mau có tổng số trên 186 hộ dân. Để triển khai thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao, các thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng đã đến tận nhà các hộ dân phát phiếu thu thập thông tin để xác định người dân cần gì, thiếu gì và mong muốn gì về công nghệ số…, để có hướng tiếp cận cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Mô hình điểm “Khu dân cư điện tử” tại Khóm 6, Phường 1 (TP Cà Mau) có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số.

Mô hình điểm “Khu dân cư điện tử” tại Khóm 6, Phường 1 (TP Cà Mau) có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số.

Phần lớn người dân tiếp cận rất nhanh, chỉ sau vài lần hướng dẫn họ đã có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng số, dịch vụ số, tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức. Người cao tuổi, không rành công nghệ được con, cháu trong nhà hướng dẫn lại để tăng tính tương tác.

Theo chị Hứa Thị Minh Khai - Chi hội trưởng Hội nông dân kiêm thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng Khóm 6, Phường 1 (TP Cà Mau), phần lớn người dân đều sử dụng điện thoại thông minh nên khi được Tổ công nghệ số cộng đồng việc hướng dẫn, người dân thao tác khá dễ dàng. "Khi người dân còn vướng mắc thì thành viên Tổ Công nghệ sẽ tận tình hỗ trợ đến khi người dân làm theo. Trước đây, thanh toán điện nước trực tiếp cho nhân viên khá tốn công, tốn nhân lực, ít nhiều phiền phức thì giờ đây chỉ vài thao tác trên điện thoại đã có thể chuyển tiền thanh toán điện, nước một cách”, chị Hứa Thị Minh Khai nói.

Ông Nguyễn Văn Thả (ngụ Khóm 6, Phường 1, TP Cà Mau) chia sẻ: “Nhờ Tổ Công nghệ số cộng đồng đến tận nhà hướng dẫn, tôi thấy việc ứng dụng số đơn giản hơn mình nghĩ, công nghệ số có rất nhiều tiện ích. Tôi đã cài đặt appCaMau-G và đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để tôi có thể giải quyết TTHC qua môi trường mạng, sử dụng phần mềm thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện, tiết kiệm được thời gian công sức”.

Người dân được hướng dẫn tải app Chính quyền điện tử Cà Mau (CaMau- G).

Người dân được hướng dẫn tải app Chính quyền điện tử Cà Mau (CaMau- G).

Bà Nguyễn Thị Loan Em – Chủ tịch UBND Phường 1, TP Cà Mau, cho biết, mặc dù mô hình “Khu dân cư điện tử” mới được triển khai thí điểm trong thời gian ngắn nhưng nhờ quyết liệt trong khâu triển khai tuyên truyền, vận động theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, đến nay phần lớn người dân trên địa bàn khu vực thí điểm đã tiếp cận và làm quen được các bước cơ bản trong giải quyết các TTHC trên môi trường mạng như: Đăng ký khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân, thanh toán không dùng tiền mặt, đặt lịch khám bệnh, tải app Chính quyền điện tử Cà Mau (CaMau-G) để xem tin tức và phản ánh hiện trường khi có nhu cầu… Người dân hiểu và đồng thuận cao trong việc tiếp cận các ứng dụng số, dịch vụ số, qua đó, góp phần hướng tới xây dựng “công dân điện tử”, “công dân số” trong tương lai”.

Với mục tiêu “Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số”, mô hình “Khu dân cư điện tử” được đánh giá là cách làm hay sáng tạo trong việc triển khai ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn tạo sự gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Đến nay, Tổ Công nghệ số cộng đồng Khóm 6, Phường 1 đã hướng dẫn 100% hộ dân trên địa bàn thí điểm tiếp cận nền tảng số.

Từ thành công của mô hình thí điểm, UBND Phường 1 sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình “Khu dân cư điện tử” trên địa bàn toàn phường. Đồng thời, mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2023, 85% hộ dân trên địa bàn phường được tiếp cận nền tảng số. Đến năm 2025, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản và thường xuyên giao dịch thanh toán điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Công bố Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia

Chính thức ra mắt Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố An ninh mạng quốc gia

(PLVN) -  Vừa qua, tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, dưới sự chứng kiến của Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội; Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực,  Hiệp hội đã công bố quyết định thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố An ninh mạng quốc gia.

Đọc thêm

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.