Hiểm họa ô nhiễm từ lò đốt rác

Lò đốt rác cỡ nhở dễ tạo thành dioxin gây nguy hại cho môi trường và sức
khỏe con người
Lò đốt rác cỡ nhở dễ tạo thành dioxin gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người
(PLVN) - Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38 ngàn tấn, khu vực nông thôn khoảng 32 ngàn tấn, chất thải rắn công nghiệp phát sinh 25 triệu tấn. Thế nhưng lượng rác thu hồi tại nội thành mới đạt 85%, ngoại thành khoảng 60%, nông thôn 40 - 55%.

Cả nước hiện có 904 bãi chôn lấp, trong đó 660 bãi chôn lấp quy mô lớn hơn 1 ha và chỉ 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh lại không đồng bộ về hệ thống thu gom khí phát sinh, nhiều trường hợp không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong hệ thống xử lý nước rỉ rác.  

Hiện chôn lấp vẫn là biện pháp chủ yếu được áp dụng tại các đô thị lớn như TP HCM 70%, Hà Nội 90%. Mỗi năm có tới 17,5/25 triệu tấn rác thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. Các bãi chôn lấp tại các TP luôn quá tải, nguy cơ gây ô nhiễm, thường gặp phải sự phản đối của người dân.  

Để khắc phục tình trạng hết quỹ đất dành cho chôn lấp rác thải, vài năm gần đây, tại nhiều tỉnh thành, thậm chí ở cấp huyện xã, đã ồ ạt mua lò đốt cỡ nhỏ để xử lý rác thải. Số liệu thống kê cho thấy, trong 381 lò, mỗi ngày có khoảng 8.000 tấn chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp đốt.

Trong số đó chỉ có 294 lò có công suất trên 300kg/giờ, đáp ứng yêu cầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 61:2016/BTNMT. Các lò đốt cỡ nhỏ hầu như không có hệ thống xử lý khí thải, hoặc hệ thống này không đạt yêu cầu, không kiểm soát được chất thải thứ cấp phát sinh, đặc biệt là dioxin/furan. 

Theo TS Trần Thế Loãn, nguyên Cục phó phụ trách Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), nhiệt độ của lò đốt phải đạt trên 1.000 độ C, nhưng điều này thường không được chú ý, tuân thủ. Phải phân loại rác thải trước khi đốt. Một số loại rác chứa kim loại nặng như thủy ngân, chất dẻo có chứa clo làm từ PVC có khả năng sinh ra dioxin. 

Ngoài ra, dây chuyền lò đốt phải có sử dụng tháp chứa các chất như than hoạt tính để xử lý các chất độc hại có trong khí thải, trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, do hạn chế vốn đầu tư, các lò đốt cỡ nhỏ cùng lắm bố trí được khoang dập bụi, việc hạ nhiệt độ không kiểm soát được tốt, nguy cơ phát thải dioxin cao. 

Nguyên Tổng cục phó Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng cũng cho rằng thay xử lý rác chôn lấp bằng xây dựng lò đốt rác là việc sai lầm, bởi hầu hết các lò đốt có công nghệ sơ sài.  

Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường (Tổng cục Môi trường), nhiều lò đốt rác hiện chưa bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Ví dụ không có hệ thống xử lý khí thải, nhiệt độ đốt thấp do không sử dụng nhiên liệu, thậm chí một số lò chỉ đốt một cấp. Có một số lò dù cho kết quả quan trắc đạt nhưng nhiều lò không có cửa lấy mẫu hoặc điểm lấy mẫu không phù hợp để thao tác. 

Trước những bất cập trong việc xử lý rác thải rắn, ông Nguyễn Thượng Hiền, Tổng cục phó Tổng cục Môi trường cho rằng: Có nhiều lò đốt không đáp ứng yêu cầu, không kiểm soát được chất thải thứ cấp phát sinh, không phù hợp với mục tiêu xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung. Ông Hiền khuyến nghị: Các địa phương không đầu tư xây dựng các lò đốt rác cỡ nhỏ cấp thôn, xã, cần hướng đến việc xử lý rác liên xã, liên huyện.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...