Hệ thống ngân hàng hoàn thành mục tiêu nợ xấu dưới 2%

Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo
(PLVN) -Thông tin từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, ước tính đến tháng 12.2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 1,89%, hoàn thành mục tiêu nợ xấu dưới 2% mà NHNN đã đặt ra từ đầu năm…

Sáng 31/12, Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2019, định hướng nhiệm vụ năm 2020.

Tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 5 năm

Tại cuộc họp báo, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, cho biết, với việc triển khai các giải pháp quyết liệt, ngành ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân.

Đến cuối năm 2019, tín dụng tăng khoảng trên 13% so với cuối năm 2018, là  mức thấp nhất 5 năm trở lại đây. 

Đặc biệt, cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý. 

Ước đến 31/12/2019, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với DN nhỏ và vừa tăng khoảng 16%, tín dụng đối với DN ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%.

Được biết, theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2020 được nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 24/10/2019, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam xếp hạng 25/190 nền kinh tế, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (chỉ sau Brunei - hạng 1/190).

Về lãi suất, báo cáo của NHNN cho biết, sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm. 

Ngoài ra, các TCTD có thị phần lớn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, áp dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với DN với nhiều đợt cắt giảm trong năm 2019.

Mỗi tháng xử lý được hơn 10 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Về xử lý nợ xấu, báo cáo của NHNN cho biết, trong năm 2019, với sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực của hệ thống các TCTD, ước tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD ở mức 1,89%, hoàn thành mục tiêu dưới 2%.

Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống các TCTD ước tính đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, ước tính toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 /2017/QH14 (Nghị quyết 42) (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt). 

Tính trung bình từ 15/8/2017 đến tháng 12/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 10,5 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,9 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. 

“Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD...”-  ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN khẳng định.

Đại diện cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng cho biết trong năm 2020 NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42,  Quyết định 1058/QĐ-TTg;

Đồng thời nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các TCTD giai đoạn 2021-2025; Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. 

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN chủ trì họp báo
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN chủ trì họp báo 

Năm 2020: Cân nhắc chỉ tiêu tín dụng như năm 2019

Khẳng định năm 2019 là một năm thành công trong điều hình chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh cho DN và người dân, Phó Thống đóc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, định hướng 2020, NHNN sẽ cân nhắc chỉ tiêu tín dụng như năm 2019, đi đôi với an toàn hiệu quả, chính sách tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tín dụng ngân hàng nói riêng và vốn đầu tư của nền kinh tế nói chung.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá ổn định, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, mở rộng tín dụng hiệu quả hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục vay vốn, phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - DN; Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo nhưng vẫn chú trọng tới công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rủi ro.

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…