HĐND Kiên Giang xem xét, quyết định loạt nội dung quan trọng

HĐND Kiên Giang xem xét, quyết định loạt nội dung quan trọng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại kỳ họp thường lệ giữa năm, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Kiên Giang khóa X sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 52 báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết có nhiều nội dung rất quan trọng, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đảm bảo an sinh xã hội...

Hôm nay, 6/7, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X bắt đầu kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2023) để sơ kết tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2023.

Kỳ họp đồng thời xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND.

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang; bà Lê Hồng Thắm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Giang Văn Phục - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự kỳ họp có ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và lãnh đạo các sở ngành.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Huỳnh cho biết, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 52 báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết có nhiều nội dung rất quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Mai Văn Huỳnh - Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu khai mạc kỳ họp

Ông Mai Văn Huỳnh - Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu khai mạc kỳ họp

Kỳ họp cũng xem xét, cho ý kiến và quyết định 4 nhóm nội dung gồm: Thứ nhất, xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023. Thứ 2, xem xét các báo cáo công tác của Thường trực, các Ban HĐND, UBND, các cơ quan tư pháp tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Thứ 3, nghe Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông báo tình hình hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2022. Thứ 4, xem xét các tờ trình của Thường trực HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang; xem xét giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh Kiên Giang trình kỳ họp.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang báo cáo tại kỳ họp

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang báo cáo tại kỳ họp

Đồng thời, HĐND tỉnh Kiên Giang thực hiện công tác nhân sự, bầu bổ sung chức danh Uỷ viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các dự thảo nghị quyết quan trọng được trình tại kỳ họp lần này: Dự thảo nghị quyết thông qua quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn một số danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Dự thảo nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn sự nghiệp của địa phương đối ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 (bao gồm cả kế hoạch năm 2021 đã được kéo dài sang năm 2022) đến hết ngày 31-12-2023. Bãi bỏ Nghị quyết số 335/NQ-HĐND, ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh Kiên Giang về việc thông qua Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025…

Sau khai mạc, kỳ họp tiến hành xem xét các báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang, xem xét các tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.