Thái Bình: Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội

Nút giao thông trên tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình.
Nút giao thông trên tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thái Bình đã tập trung tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ, đầu tư xây dựng Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng… tận dụng vị trí kinh tế thuận lợi, đón bắt các cơ hội đầu tư tiềm năng.

Thái Bình được đánh giá là khu vực có vị trí kinh tế thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Giao thông đường thủy và đường bộ thuận tiện với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đặc biệt tuyến đường bộ ven biển từ Thái Bình đến cảng biển nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện và sân bay Quốc tế Cát Bi, sân bay Vân Đồn, cửa khẩu Móng Cái và các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải Bắc Bộ đã được rút ngắn, tạo ra nhiều thuận lợi cho việc lưu thông và trao đổi hàng hóa.

Thái Bình: Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội ảnh 1Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh.

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh được đầu tư, phát triển hợp lý và thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tỉnh đã đầu tư nâng cấp 4 tuyến đường quốc lộ dài 151km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. 30 tuyến đường tỉnh dài 297,4km cũng đang trong giai đoạn nâng cấp để đạt tiêu chuẩn. Gần 9.000km đường giao thông nông thôn cũng đang được nâng cấp để đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng qua tỉnh Nam Định và Thái Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuyến đường này góp phần hoàn thiện hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, tăng cường kết nối vùng với hành lang kinh tế Bắc Nam, kết nối cảng hàng không quốc tế Cát Bi Hải Phòng, cửa khẩu quốc tế Móng Cái…

Đặc biệt, phát triển trục kinh tế tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sẽ mở ra cánh cổng liên kết phát triển công nghiệp, cảng biển, đô thị, dịch vụ và du lịch toàn vùng, kết nối các vùng duyên hải Bắc Bộ.

Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình tập trung tích cực nguồn lực, huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ ven biển trong khu vực, kết nối Thái Bình với thành phố Hải Phòng cùng các tỉnh; Quảng Ninh, Nam Định,Thái Bình. Thái Bình đang tiến gần hơn đến mục tiêu năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá và đến năm 2040 nằm trong nhóm phát triển của Đồng bằng sông Hồng.

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.