Hay - dở trong tính cách người Sài Gòn xưa

Nhịp sống Sài Gòn khoảng thời gian 1968. (Nguồn ảnh: manhhai flickr)
Nhịp sống Sài Gòn khoảng thời gian 1968. (Nguồn ảnh: manhhai flickr)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã có rất nhiều lời “có cánh” dành cho cư dân vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ xưa đến ngày nay. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia văn hóa, mỗi vùng đất, tính cách, lối sống của người dân sẽ luôn bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có những điểm tích cực, tốt đẹp, nhưng vẫn tồn tại những mặt trái, điều chưa hay.

Có hay, có dở

Theo TS Lý Tùng Hiếu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, sử liệu đầu tiên đề cập tính cách của người Sài Gòn - Gia Định xưa là Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, hoàn thành trong đời Gia Long (1802 - 1820). Trong Quyển IV Phong tục chí, ông viết: “Trấn Phiên An - Sĩ phu trọng danh tiết, tục chuộng xa hoa, nhà cửa, áo quần, đồ dùng, phần nhiều giống với Trung Quốc. Hai huyện Bình Dương, Tân Long, dân ở đông đúc, phố chợ liền nhau, nhà gỗ nhà ngói san sát. Người phần nhiều thông hiểu tiếng nói các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Vân (tục gọi phủ Quỳnh Châu là Hải Nam), các nước Tây Dương, Xiêm La. Tầu (tục gọi thuyền to đi biển là tầu), thuyền biển buôn bán đi về, cột buồm sát nhau, trăm thứ hàng họp lại, khiến chốn ấy là nơi đô hội lớn của đất Gia Định, cả nước không nơi nào bằng. Thói quen buôn bán, nhiều người du đãng ở thành thị, có người ở thuyền gọi là người giang hồ, có người tụ họp ở với nhau gọi là dân tứ chiếng. Chợ Bình An là tổ kẻ cắp. Hai huyện Phúc Lộc, Thuận An, 9 người làm ruộng mới có một người buôn bán, tập tục chuộng chất phác” (Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành thông chí, bản dịch, 1999, trang 150).

Sử liệu kế tiếp là Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, hoàn tất năm 1882. Mục Phong tục ở tỉnh Gia Định cho biết: “Tục chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài. Học trò đọc sách, phần nhiều chú trọng sáng tỏ nghĩa lí mà vụng về văn chương. Nhà nông thì chăm chỉ lúc khởi công, mà sau khi đã cấy, thì không làm gì cả, được mùa hay mất nhất thiết nhờ trời. Kĩ nghệ thì thô lỗ, đồ dùng thì đều vụng mà chắc, nên hay dùng đồ vật nước ngoài. Những nhà buôn lớn đều từ nước ngoài đến, còn người bản xứ chỉ buôn bán nhỏ, đem chỗ nhiều đến chỗ ít, cất đủ dùng hằng ngày thôi. Đất nhiều sông ngòi, nên người nào cũng giỏi bơi lội. Nhân dân đủ người bốn phương, mỗi nhà mỗi tục. Dân nông thôn thì hầu như chất phác; dân thành thị thì chơi bời...” (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch, 1992, trang 208 - 209).

Chính vì hình thành trong một không gian văn hoá là đô thị công thương, nên hoàn cảnh và tính cách của cư dân Bến Nghé - Sài Gòn lắm cái tốt mà cũng nhiều cái xấu, nhất là trong con mắt của các tác giả là nhà nho phong kiến. Cái tốt là cư dân thạo nghề buôn bán; và phần nhiều thông hiểu tiếng nói của người Hoa cộng cư, của doanh nhân nước ngoài. Cái xấu là người bản xứ chỉ buôn bán nhỏ, kỹ nghệ lạc hậu, chuộng dùng hàng ngoại; môi sinh thì hỗn tạp với các loại dân giang hồ, dân tứ chiếng; các thành thị đầy rẫy du đãng và kẻ cắp, dân thành thị thì chơi bời chứ không chất phác như dân nông thôn. Ngoài ra, còn có những cái tốt khác, nhưng là của cư dân trấn Phiên An - tỉnh Gia Định nói chung: chuộng khí tiết; trọng nghĩa khinh tài; sĩ phu trọng danh tiết; người đi học chuộng đạo lý chứ không chuộng hư văn.

Còn chính người Sài Gòn - Gia Định xưa thì tự đánh giá ra sao? Đó là một số tính cách được người Sài Gòn - Gia Định xưa đánh giá cao, thể hiện trong tục ngữ, ca dao, các loại tiểu thuyết được dịch thuật và sáng tác ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX: nhân ái (tục ngữ: Lá lành đùm lá rách); bao dung (ca dao: Nước sông trong chảy lộn sông ngoài/Thương người xa xứ lạc loài tới đây); nghĩa hiệp (Luận ngữ: Kiến nghĩa bất vi vô

dõng dã)…

Điều gì làm nên tính cách đặc trưng của cư dân Sài Gòn xưa?

TS Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM là một trong những người dành rất nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu về lịch sử đô thị, tính cách, lối sống của cư dân Sài Gòn. Trong một khảo cứu, TS Nguyễn Thị Hậu đã phân tích những nguyên nhân tạo nên tính cách của người Sài Gòn xưa kia: “Sài Gòn có một hệ thống sông lớn và có cửa biển Cần Giờ nên đây là một cảng thị từ rất sớm, cũng là nơi có sự giao lưu mạnh mẽ với các quốc gia khác qua đường biển. Từ thế kỷ XVII nhiều cư dân từ nơi khác đến khai phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sự hình thành đô thị Sài Gòn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người Việt, người Hoa với những tộc người bản địa... Từ những con người của Sài Gòn và sống - ở - Sài Gòn, Sài Gòn đã dung nạp, tiếp nhận tất cả các yếu tố văn hóa khác nhau: phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, tiếng nói, ẩm thực, trang phục… Và quan trọng là Sài Gòn không làm thay đổi những nét văn hóa riêng của từng cộng đồng người, vẫn nuôi dưỡng tất cả để tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Sài Gòn.

Quá trình lịch sử và hoàn cảnh xã hội đã tạo nên tính cách “người Sài Gòn” có thể là đại diện cho “người Nam Bộ”: Người Sài Gòn có tính thực tế cao nhưng không bị chuyển thành sự tư lợi mà ngược lại là cơ sở cho tính cộng đồng cao, việc xã hội, “việc nghĩa” được coi là chuyện bình thường. Vì vậy dễ dàng chia sẻ, đùm bọc người tứ xứ nhập cư”.

Trao đổi với phóng viên Báo PLVN, nhà nghiên cứu Lý Tùng Hiếu đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Thị Hậu và phân tích thêm một số nguyên nhân tạo ra tính cách cư dân Sài Gòn. Theo TS Lý Tùng Hiếu, nguyên do đầu tiên là những đặc điểm của quá trình nhập cư. Vào đầu thế kỷ XVII, đã có người Việt theo đường biển đến làm ăn sinh sống ở Bến Nghé - Sài Gòn và Nam Bộ. Trong khi di cư, người Việt đã không mang cả dòng họ đi theo. Các xóm ấp nơi đây bao gồm cư dân đến từ nhiều vùng, nhiều dòng họ khác nhau và gắn bó với nhau chủ yếu do các quan hệ cộng cư, cộng nghiệp, cộng sinh, cộng hôn. Trong quá trình định cư, tập hợp cư dân của mỗi xóm ấp thường xuyên biến động, kẻ đến người đi, khiến cho cư dân Bến Nghé - Sài Gòn và Nam Bộ nhanh chóng quen thuộc với việc kết giao với những người mới đến và không có tập quán phân biệt chính cư với ngụ cư. Cho nên, thay cho câu tục ngữ phổ biến ở Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, cư dân Bến Nghé - Sài Gòn và Nam Bộ chuộng dùng những câu tục ngữ như: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”; “Bà con ngày một xa, sui gia ngày một gần”. Không có gì khó hiểu khi cư dân Bến Nghé - Sài Gòn không có óc kỳ thị địa phương. Và đối với người xa xứ, người gặp nạn thì họ có lòng nhân ái, bao dung, nghĩa hiệp.

Chợ Bến Thành, biểu tượng đời sống thị dân Sài Gòn. (Nguồn ảnh: manhhai flickr)

Chợ Bến Thành, biểu tượng đời sống thị dân Sài Gòn. (Nguồn ảnh: manhhai flickr)

Nguyên do thứ hai là tính chất đô thị trong văn hoá của Bến Nghé - Sài Gòn. Từ thuở khai sinh, Bến Nghé và Sài Gòn đã là những đô thị chuyên về thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Những ngành nghề đặc trưng ấy tạo nên tính chất đô thị trong văn hoá của Bến Nghé - Sài Gòn và giúp cho cư dân nơi đây thành thạo các nghề buôn bán, thủ công nghiệp, dịch vụ. Và, như một cách phản ứng trước lối sống vô đạo đức của bọn lưu manh thành thị, người Bến Nghé - Sài Gòn cũng như cư dân Nam Bộ đều chuộng khí tiết, trọng danh tiết, trọng nghĩa khinh tài.

Nguyên do thứ ba là tính chất đa tộc người trong văn hoá của Bến Nghé - Sài Gòn. Tính chất đa tộc người trong văn hoá khiến cho nhiều hoạt động văn hoá ở Bến Nghé - Sài Gòn (như mưu sinh, ẩm thực, tín ngưỡng, lễ hội…) có sự tiếp biến rõ rệt giữa người Việt với người Hoa và người ngoại quốc. Nó khiến cho người Bến Nghé - Sài Gòn phần nhiều thông hiểu tiếng nói của người Hoa cộng cư, của doanh nhân nước ngoài và làm hình thành các tính cách của cư dân nơi đây như có thái độ cởi mở, có tinh thần hợp tác, có ý thức cộng sinh. Người Bến Nghé - Sài Gòn xưa không kỳ thị ngoại nhân.

Tóm lại, theo TS Lý Tùng Hiếu, những tính cách tốt phổ biến của người Sài Gòn - Gia Định xưa là chuộng khí tiết, trọng danh tiết; trọng nghĩa, khinh tài; đối với người xa xứ, người gặp nạn thì có lòng nhân ái, bao dung, nghĩa hiệp; không kỳ thị địa phương; không kỳ thị ngoại nhân. Một số tính cách xấu dễ thấy là cư dân chuộng dùng hàng ngoại; tầng lớp lưu manh thành thị thì vô đạo đức.

Giờ đây, TP Hồ Chí Minh được coi là một thành phố cởi mở, năng động, hào sảng, nghĩa tình, những nét tính cách tốt đẹp từ thuở người xưa “mang gươm đi mở cõi” còn lại đến hôm nay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Tour năm rắn tìm hiểu rắn trong Bảo tàng'

Trẻ em trải nghiệm Tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nguồn BTDTHVN
(PLVN) - Là một trong những hoạt động thú vị sẽ có trong chương trình “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào 2 ngày mồng 4 và 5 Tết (01-02/02/2025). 

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.