"Hậu trường" bình chọn danh hiệu Hãng Luật và Luật sư của năm

Chương trình bình chọn danh hiệu “Hãng luật và Luật sư của năm” lần thứ nhất do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức lựa chọn được 10 tổ chức hành nghề và 5 luật sư tiêu biểu năm 2010. Để có được kết quả này, những người tổ chức không chỉ “toát mồ hôi” mà còn đối mặt với không ít thách thức đến từ... người ngoài cuộc.

Chương trình bình chọn danh hiệu “Hãng luật và Luật sư của năm” lần thứ nhất do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức đã lựa chọn được 10 tổ chức hành nghề và 5 luật sư tiêu biểu năm 2010. Để có được kết quả này, những người tổ chức không chỉ “toát mồ hôi” mà còn đối mặt với không ít thách thức đến từ những người ngoài cuộc.

Từ ý tưởng đến hiện thực

Bình chọn danh hiệu của năm cho luật sư đã được một số tạp chí trên thế giới và khu vực thực hiện từ nhiều năm qua. Với nhiều tiêu chí khác nhau nhưng cuộc bình chọn nào cũng nhằm lựa chọn một danh sách các tổ chức và cá nhân “có nghề” nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ, giúp cho các “thượng đế” có thêm thông tin trước khi lựa chọn luật sư cho mình.

rtjurtj
Ảnh minh họa

Các luật sư Việt Nam cũng tham gia các cuộc bình chọn khu vực do tạp chí Legal 500 thực hiện, cũng như tham gia các cuộc chơi của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trong khu vực tổ chức. Một cuộc bình chọn kiểu “người Việt Nam bình chọn luật sư Việt Nam” thì hoàn toàn chưa có.

Với suy nghĩ đơn giản là cần làm một “cái gì đó” có ý nghĩa thiết thực cho nghề luật sư Việt Nam, TS Đào Văn Hội - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - đã làm cái việc mà có nhiều người nghĩ đến nhưng chưa có ai làm là tổ chức chương trình bình chọn thường niên để lựa chọn ra các tổ chức, cá nhân luật sư có hoạt động hiệu quả nhất trong năm với cái “Hãng luật và Luật sư của năm”.

Tên chương trình có vẻ như được dịch từ tên tiếng Anh của các chương trình do các tạp chí trong khu vực đã làm, nhưng nội dung thực sự không phải như vậy.

Tổ công tác thực hiện “Đề án bình chọn luật sư” đã được thành lập từ đầu năm 2009, với nhiệm vụ xây dựng Đề án trình Bộ Tư pháp phê duyệt. Trong quá trình xây dựng Đề án bình chọn danh hiệu cho luật sư, một loạt các cuộc hội thảo, tọa đàm về đề tài “tiêu chí nào để được coi là hãng luật và luật sư của năm” đã được Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và TPHCM. Đây là vấn đề thú vị nhưng rất khó, đặc biệt là rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về cùng một tiêu chí.

Các luật sư chuyên về lĩnh vực tư vấn thì cho rằng, hãng luật thành công trong năm thể hiện qua doanh thu và nộp thuế còn các luật sư tham gia tố tụng thì lại cho rằng, đó là những tổ chức có số lượng vụ việc thực hiện được nhiều và thành công. Nhiều ý kiến lại cho rằng, cần phải tính cả những luật sư đi làm nghề mà không thu phí. Nếu theo tiêu chí này, nhiều luật sư của các tỉnh miền núi cũng có thể có cơ hội trở thành “luật sư của năm” vì có rất nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dân.

Cuối cùng, đa phần các ý kiến đóng góp xây dựng bộ tiêu chí bình chọn danh hiệu “Hãng luật và Luật sư của năm” đều thống nhất chấm điểm các tiêu chí. Trong đó, đối với một hãng luật thì tiêu chí doanh thu và số lượng vụ việc của năm được cho điểm cao nhất. Đối với luật sư thì số lượng vụ việc và kết quả giải quyết công việc được cho điểm cao nhất, làm cơ sở để Hội đồng bình chọn lựa chọn ra những gương mặt luật sư tiêu biểu của năm.

Nhiều người ủng hộ, cũng không ít người nghi ngờ...

Chương trình bình chọn danh hiệu “Hãng luật và Luật sư của năm” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức đã nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Lãnh đạo Bộ Tư pháp. Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Vụ Bổ trợ tư pháp phối hợp với Báo đã thực hiện chương trình quan trọng này. Báo đã mời Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam cũng phối hợp tổ chức để đảm bảo chất lượng của danh hiệu. 

Các luật sư là những người hào hứng nhất đối với chương trình bình chọn vì đây là hoạt động thiết thực cho nghề luật sư.

Các tổ chức hành nghề luật sư như Cty Luật Việt, Cty Bizlaw, Cty luật Hồng Đức, Cty luật Bizlink đã có những đóng góp tích cực để Ban Tổ chức hoàn thiệu tiêu chí cũng như công tác tổ chức. Các Đoàn luật sư như ĐLS Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bắc Ninh.. cũng ủng hộ Ban Tổ chức bằng những việc làm thiết thực như cử luật sư tham gia Hội đồng bình chọn, đóng góp ý kiến cho Ban Tổ chức hoàn thiện Quy chế bình chọn.

Nhiều doanh nghiệp cũng ủng hộ ý tưởng của Báo bằng việc cam kết hỗ trợ tài chính để Báo thực hiện thành công chương trình có ý nghĩa này, trong đó phải kể đến những doanh nghiệp như Công ty 789 Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Hàng Hải – Marritime Bank, Công ty CP HCTL Bắc Hà.

Nhưng, cũng có không ít những nghi ngờ đến từ phía các luật sư và các đoàn luật sư. Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình bình chọn, Báo Pháp luật Việt Nam đã mời ĐLS TP HCM cử đại diện tham gia Ban Tổ chức và Hội đồng bình chọn.

Tuy nhiên, ĐLS TP HCM không ủng hộ mà trái lại còn tỏ thái độ phản đối. Trong cuộc họp của Hội đồng luật sư toàn quốc tại TP Nha Trang, đại diện của ĐLS TP HCM còn đặt vấn đề “tại sao Báo không bình chọn danh hiệu Thẩm phán của năm, KSV của năm mà lại đi bình chọn danh hiệu Luật sư của năm”.

Sự nghi ngại đối với Chương trình bình chọn cũng xuất hiện khi xảy ra sự cố Vedan bị thu hồi danh hiệu “sản phẩm hàng hóa vì môi trường”. Nhiều ý kiến băn khoăn về danh hiệu trong bối cảnh các DN và doanh nhân đang “bội thực” giải thưởng.

Niềm tin chiến thắng…

Nhưng, những ý kiến không có tính chất xây dựng như trên cũng đã không làm cho Ban Tổ chức nản chí cũng như không cản trở được việc các luật sư của TP HCM ủng hộ chương trình bình chọn.

Đầu tháng 1/2010 hồ sơ bình chọn mới được Ban Tổ chức gửi đến các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư trong cả nước.

Lần lượt các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có uy tín trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng đã đăng ký tham gia chương trình. Các tổ chức luật sư đã được nhiều người biết đến như Cty Vilaf Hồng Đức, Cty Invest Consult, Cty Vision and Associates, Luật Việt, Cty luật Baker and Mc Kenzie Việt Nam, Cty YKVN… và các luật sư như Luật sư Lê Thành Kính, Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Luật sư Đỗ Trọng Hải… đã có tên trong danh sách hàng chục tổ chức hành nghề và luật sư tham gia đã phá tan những hoài nghi không đáng có về chương trình.

Đặc biệt, các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đã mang đến những “sản phẩm” của họ là kết quả dịch vụ pháp lý, công sức và tâm huyết của một năm làm việc không mệt mỏi của các luật sư. Đánh giá hồ sơ bình chọn, Ban Tổ chức và Hội đồng bình chọn mới nhận thấy kết quả đáng nể của các luật sư. Không chỉ là doanh thu “triệu đô”, các hãng luật còn cho thấy, họ có những đóng góp cực kỳ quan trọng đối với việc xây dựng Nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt là các vụ việc tranh chấp, các vụ án hình sự, khi “qua tay” luật sư đã trở thành những sự kiện đáng nhớ trong việc thực thi pháp luật.

Ban Tổ chức đã lựa chọn những vụ việc điển hình của các luật sư để vinh danh luật sư, như vụ việc đòi bồi thường oan sai do Luật sư Đăng Văn Luân thực hiện là vụ việc điển hình cho nỗ lực đòi cơ quan truy tố sai phải bồi thường cho những hậu quả mà người dân phải gánh chịu; vụ việc chống “hình sự hóa” tranh chấp dân sự do Luật sư Trần Việt Hùng thực hiện lại điển hình cho nỗ lực của luật sư trong việc chống oan sai, tiêu cực trong tố tụng hình sự; vụ việc luật sư Đỗ Trọng Hải tham gia tố tụng trọng tài tại Trọng tài quốc tế lại điển hình cho việc hội nhập của luật sư việc nam với tố tụng trọng tài quốc tế…

Đánh giá về kết quả bình chọn, các thành viên của Hội đồng bình chọn là Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng Ban pháp chế Phòng TM và CN Việt Nam cũng như TS Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bốn, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ Tư pháp đã cho rằng, những gương mặt được trao tặng danh hiệu “Hãng luật của năm” và “Luật sư của năm” thực sự xứng đáng với danh hiệu này.

Đêm Gala trao tặng danh hiệu thành công bất ngờ với sự hiện diện của nhiều chính khách. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, mặc dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian tham gia và trao tặng danh hiệu cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng thực sự bất ngờ và đánh giá cao kết quả bình chọn cũng như cách thức và Báo Pháp luật Việt Nam xây dựng, tổ chức chương trình. Bộ trưởng chỉ đạo Báo Pháp luật Việt Nam cần  tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình này trong những năm tiếp theo.

Đêm Gala khép lại với những niềm vui của người được trao danh hiệu và cũng có những nỗi buồn của những luật sư lỡ hẹn với danh hiệu lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Song, tất cả đều tin tưởng, danh hiệu “Hãng luật và Luật sư của năm” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức lần thứ nhất sẽ trở thành một “cú hích” quan trọng đối với nghề luật sư.

Xuân Bính

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).