Hầu đồng mê muội, điêu đứng gia đình

 Hầu đồng là bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, vì bị một số người lạm dụng, làm méo mó ý nghĩa mà hầu đồng đã khiến không ít gia đình tan đàn, xẻ nghé...

Hầu đồng là bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam . Tuy nhiên, vì bị một số người lạm dụng, làm méo mó ý nghĩa mà hầu đồng đã khiến không ít gia đình tan đàn, xẻ nghé...

Từ bán nhà...

Chẳng biết từ bao giờ, bà Nguyễn Thị Dung (53 tuổi, ở Mai Dịch, Hà Nội) tự cho mình có căn, có số. Bà đi theo hầu đồng vì nghe một người bạn kể, từ nhiều năm nay người bạn bị bệnh tật triền miên, chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Rồi người bạn ấy đi hầu đồng và khỏi bệnh. Không biết câu chuyện này đúng tới đâu, bà Dung cũng muốn thử xem sao.

Hầu đồng là hình thức tín ngưỡng dân gian khá phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Nasonphoto
Hầu đồng là hình thức tín ngưỡng dân gian khá phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Nasonphoto

Nếu như mọi người chỉ hầu đồng một cách tiết kiệm với đồ trang phục đi thuê, hương hoa đơn giản và những đồng tiền phát lộc chỉ là tượng trưng... thì bà Dung khác hẳn. Để cuộc hầu đồng “linh ứng”, bà Dung sắm sửa đồ lễ hoành tráng hơn người.

Ngày đi hầu đồng ở Bắc Ninh, bà chở theo cả một khối đồ lễ khổng lồ lên một chiếc xe tải cỡ lớn. Nào là hoa quả, bia, rượu, nước ngọt, mì chính, bánh kẹo thuốc lá và đặc biệt là hàng lớp vàng mã được trang trí cầu kì. Rồi cỗ bàn cho hơn 100 người ăn trưa. Thêm cả một vali to đùng đựng đầy quần áo, có cả thảy gần 20 bộ trang phục khác nhau phục vụ cho giá đồng, mỗi bộ cũng tính tiền triệu.

Nhìn đồ sắm lễ, bà Dung rất đỗi hỉ hả. Màn tán lộc, bà Dung không tiếc tung ra những đồng tiền mệnh giá 50.000 đồng. Bà khoe, lần hầu đồng này bà rút két... 95 triệu đồng.

3 tháng sau ngày lên đồng, bà Dung thấy bứt rứt không yên. Theo bà thì dường như “mẫu” chưa ngấm nên bà chưa thấy khỏe mạnh và phát tài. Bà Dung quyết làm thêm chuyến hầu đồng tận Nghệ An cho... hiệu nghiệm. Rồi những chuyến hầu đồng ngày một dày đặc và số tiền chi trả vào hầu đồng không dừng ở 95 triệu đồng mà lên tới 400-500 triệu đồng.

Bà Dung quá lạm dụng hầu đồng đến nỗi 2-3 tháng không làm lễ hầu đồng là bà cảm thấy không yên. Chồng con khuyên bảo thế nào bà cũng chẳng nghe. Để có tiền hầu đồng, bà Dung khăng khăng đòi chồng con phải bán nhà, nếu không sẽ... bỏ nhà ra đi.

Cho tới bỏ chồng vì hầu đồng

Cũng quá lạm dụng, làm méo mó hầu đồng là chị Thu Trinh (32 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh). Là bác sĩ tại bệnh viện lớn, chị đến với hầu đồng qua một lần đi xem hầu đồng của một người thân. Sau lần đó, chị ham mê xem hầu đồng tới độ, cứ ai rủ đi là chị lại bỏ công việc khám chữa bệnh để đi. Tần suất trốn việc cơ quan để đi xem hầu đồng ngày càng nhiều đến độ bệnh viện đã cho chị nghỉ việc.

Nghỉ việc, thay vì lo lắng, tự dưng thấy có nhiều thời gian rỗi, chị Trinh bắt đầu tham gia hầu đồng. Những lần hầu đồng kéo dài liên miên khiến chị chẳng màng tới việc chăm lo gia đình.

Ngày trước, chị vốn là người vợ đảm đang tháo vát. Chồng và con chị ít khi ra ngoài ăn sáng vì lúc nào chị cũng dậy thật sớm nấu nướng. Nhờ có chị mà anh rất yên tâm cho công việc kinh doanh và con cái học hành giỏi giang.

Bây giờ, căn bếp nguội lạnh. Các con đang tuổi ăn tuổi học, thiếu bàn tay chị mà học hành sa sút. Chồng chị khuyên bảo không được, buồn chán viết đơn li dị. Chị Trinh tuyên bố: “Thà bỏ chồng còn hơn bỏ hầu đồng”.

Thảm cảnh vì “đồng đua”

Hầu đồng là hình thức tín ngưỡng dân gian khá phổ biến ở Việt Nam , ở châu Á và nhiều nước trên thế giới. Một số nước đã ghi nhận giá trị của hình thức tín ngưỡng dân gian này là di sản văn hóa phi vật thể như Kut ở Hàn Quốc, Shaman ở Indonesia và Shaman ở Mông Cổ.

GS.TS.Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng dân gian (Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia) cho hay: “Việc hầu đồng hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam và ngày càng phát triển mạnh. Hầu đồng là bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam . Đây là một diễn xướng dân gian, sân khấu tâm linh ở đó tích hợp những yếu tố về nghệ thuật, văn hóa”.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, hiện nay có nhiều trường hợp hầu đồng đã và đang bị lạm dụng và làm méo mó khiến người dân chưa hiểu hết được giá trị văn hoá đặc sắc của hình thức tín ngưỡng dân gian này. Nếu trước đây chỉ cần chiếc khăn đỏ đã có thể hầu đồng, quà phát lộc là vài trái táo tượng trưng, thì giờ đây, đã có những giá đồng chỉ riêng tiền phát lộc đã hàng chục triệu như trường hợp của bà Dung nói trên. Xu hướng “vật chất hóa” này đã làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của hầu đồng.

Bản chất của hầu đồng là tốt đẹp và không phải là một hoạt động mê tín dị đoan. Vấn đề là một số người đã lợi dụng lên đồng để mưu cầu một số điều không tốt. Có nhiều người tuy không có căn cốt đồng, nhưng cũng đua đòi hầu đồng. Dân gian thường gọi những người này là “đồng đua” giống nhân vật nữ bác sĩ Thu Trinh ở Bắc Ninh. Và nhiều thảm cảnh, nhiều gia đình tan vỡ cũng từ những kiểu “đồng đua”, giả say ăn tiền này.

Thùy Dương

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.