Hàng trăm người Myanmar chạy nạn sang Bangladesh

(PLO) - Trong tuần vừa qua, hàng trăm người thuộc nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya từ Myanmar vượt biên sang Bangladesh tìm nơi trú ẩn trong bối cảnh bạo lực leo thang tại bang Rakhine của Myanmar, khiến ít nhất 86 người thiệt mạng và buộc khoảng 30.000 người phải dời bỏ nhà cửa của mình. 

Được biết, người Rohingya là sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo khoảng 1,3 triệu người ở miền Bắc Myanmar - một quốc gia Phật giáo. Hàng trăm người Rohingya đã thiệt mạng trong hai năm qua vì xung đột vũ trang giữa quân đội Chính phủ và lực lượng nổi dậy, cũng như vì bạo lực nhắm vào người thiểu số.

Chính quyền Myanmar tới giờ vẫn xem người Rohingya sống trên lãnh thổ của họ là nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Bị đẩy vào tình trạng “không Tổ quốc”, người Rohingya bị từ chối quyền công dân, phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về du lịch… do đó họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải ra đi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có người mất tích khi chạy nạn 

Theo Reuters dẫn lời một quan chức dấu tên của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), thuộc cơ quan di trú LHQ, ông này đã chứng kiến hơn 500 người tìm đến trại tị nạn gần biên giới hôm 21/11.

Không chỉ thế, trong số những người vượt biên, một số người đã mất tích khi vượt biên bằng thuyền sông Naaf, con sông phân cách giữa Myanmar và Bangladesh, nhưng đột nhiên bị chìm. Mặc dù một số người trên thuyền có thể bơi vào bờ, nhưng cho đến nay 7 người vẫn đang mất tích. Shawkat Ara, một cô gái trong một trại tị nạn ở Teknaf may mắn sống sót cho biết, cô hy vọng sẽ trở lại về quê hương để tìm lại người thân mất tích của mình. “Khi hòa bình quay trở lại, cháu sẽ trở về và cố gắng tìm lại cha và các chú của cháu”, cô bé nói. 

Những nhân viên cứu trợ khác từ các cơ quan của LHQ và các phóng viên Hãng tin Reuters trong các trại IOM cũng nói rằng, những người Hồi giáo Rohingya gần đây đang chạy trốn khỏi những cuộc đụng độ đẫm máu và bạo lực từ Myanmar. Hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể về số lượng người vượt biên, nhưng các nhân viên cứu trợ cũng bắt đầu cảm thấy lo ngại trước dòng người đột ngột chảy tới Bangladesh. 

Chính phủ bác bỏ các buộc về bạo lực 

Được biết, những cuộc xung đột giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine phía Bắc của Myanmar đã khiến không biết bao người đổ máu, đặt ra một thách thức lớn đối với nhà lãnh đạo mới của nước này, bà Aung San Suu Kyi.

Xung đột đã bùng lên từ sau các sự cố khuya ngày 08/10, khi nhiều đồn biên phòng của Myanmar ở vùng biên giới với Bangladesh bị các nhóm vũ trang tấn công khiến cho 9 người lính thiệt mạng. Quân đội đã phản ứng bằng một chiến dịch truy quét dữ dội.

Một số viên chức chính quyền quy trách nhiệm vụ tấn công cho các thành phần võ trang người Rohingya. Ngay sau đó, binh lính quân đội bắt đầu được triển khai nhiều ở khu vực dọc biên giới, nhằm ứng phó với các cuộc tấn công chết người vào các chốt kiểm soát của lính biên phòng.

Ông Moulavi Aziz Khan, 60 tuổi, đã phải rời bỏ ngôi làng của mình ở miền Bắc Rakhine hồi tuần trước vì bị quân đội bao vây và châm lửa đốt nhà. “Lúc đó, tôi bỏ chạy cùng với 4 đứa con gái và 3 đứa cháu trên một ngọn đồi gần đó, sau đó chúng tôi mới tìm cách vượt qua biên giới”, ông nói.

Không chỉ tấn công, người dân còn lên tiếng cáo buộc binh lính của Myanmar hãm hiếp phụ nữ Rohingya, đốt nhà và giết hại dân thường. Tuy nhiên, giới quân sự và Chính phủ Myanmar bác bỏ những cáo buộc trên. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trụ sở ở New York cho hay, qua những hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 10, 17, 18/11 cho thấy, 820 tòa nhà trong 5 ngôi làng ở miền Bắc Rakhine bị phá hủy, nâng lên tổng số tòa nhà bị phá hủy được ghi nhận lên 1.250. 

Zaw Htay, phát ngôn viên của Tổng thống cho hay, Chính phủ Myanmar đang tiếp tục điều tra những báo cáo về việc người Rohingya vượt biên, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan.

“Chúng tôi đã phối hợp kiểm tra với quân đội và cảnh sát về những người trốn sang Bangladesh  kể từ ngày 9/10. Họ rời bỏ ngôi làng mà họ đang sinh sống, nhưng chúng tôi đã sắp xếp cho họ trở lại làng của mình. Chúng tôi không chối bỏ tất cả những cáo buộc mà sẽ liên tục kiểm tra tất cả các cáo buộc này và nhận thấy một số báo cáo không hề đúng sự thật”. 

Các nước phương Tây quan tâm

Hiện nay, các quốc gia phương Tây cũng đang quan tâm rất nhiều đến việc Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi là đối phó như thế nào với bạo lực ở miền Bắc Myanmar và đồng thời yêu cầu Chính phủ nới lỏng cho phép cộng đồng quốc tế có thể tiếp cận tới khu vực cần viện trợ. 

Theo LHQ, hơn 30.000 người hiện nay phải di cư và hàng ngàn người chịu ảnh hưởng trong các cuộc tấn công gần đây. Trước tình hình trên, các tổ chức hoạt động nhân đạo đã cung cấp thực phẩm, tiền, các nhu yếu phẩm cần thiết cho 15.000 người trong hơn 40 ngày. Liên Hiệp Quốc cũng viện trợ khẩn cấp cho hơn 3.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng những người có thể chết nếu không có sự giúp đỡ. Đồng thời, Cơ quan tị nạn LHQ cũng kêu gọi Chính phủ Myanmar cho phép các tổ chức nhân đạo tiếp cận nhằm phân phối viện trợ. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Nicole Thompson, “Chúng tôi vẫn lo ngại những báo cáo về bạo lực đang diễn ra ở bang Rakhine. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ nên tiến hành điều tra một cách độc lập và đáng tin cậy về những sự việc ở bang Rakhine và để mở về việc truy cập thông tin”. Chính phủ Anh cũng bày tỏ mối quan tâm của mình tại cuộc họp, nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục leo thang thì rất có khả năng sẽ lại gây ra một khủng hoảng di cư… 

Tuy nhiên, bà Aung San Suu Kyi nói rằng đất nước mình bị đối xử bất công. Rằng các nhà ngoại giao cấp cao của LHQ như Mỹ, Anh, EU và Đan Mạch… chỉ nhận diện sự việc theo hướng một chiều. Chính phủ Myanmar sẽ cố gắng khôi phục lại quyền tiếp cận viện trợ và sẽ điều tra rõ ràng những cáo buộc về bạo lực, lạm dụng quyền của giới quân sự ở khu vực này. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Đọc thêm

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.