Hàng loạt vụ tai nạn đường sắt gây chết người, trách nhiệm thuộc về ai?

Từ đầu năm đến nay, hầu như ngày nào cũng có người chết vì TNGTĐS, nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai?...

[links()] Từ đầu năm đến nay, hầu như ngày nào cũng có người chết vì TNGTĐS, nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai?

Liên tiếp xảy ra tai nạn chết người

Sáng 3/2, trên đường đi đón dâu từ tỉnh Bắc Giang về tỉnh Thái Bình, chú rể Nguyễn Quyết Tiến (26 tuổi) cùng mẹ và ông bác họ đã bị tàu khách Thống Nhất số hiệu SE 13 tông chết tại chỗ khi bất cẩn xuống xe ô tô băng qua đường tàu để đi vệ sinh.

Vụ tai nạn thương tâm này xảy ra hồi10 giờ, tại Km 69 thuộc địa phận tiểu khu Bình Giang, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam) làm 3 người chết tại chỗ.

Theo Công an huyện Bình Lục, chiếc xe khách 29 chỗ BKS 17K-5671 trên đường đi đón dâu từ tỉnh Bắc Giang về tỉnh Thái Bình đến khu vực này  thì dừng lại để cho mọi người đi vệ sinh ở bên kia đường tàu hoả nằm song song với đường quốc lộ.
 
Sau khi đi vệ sinh xong và quay sang đường, chú rể Nguyễn Quyết Tiến (26 tuổi) cùng mẹ là bà Hoàng Thị Ngần (55 tuổi) và ông bác họ Hoàng Văn Hưng (59 tuổi) đã bị tàu khách Thống Nhất số hiệu SE 13 (hướng Hà Nội - TPHCM) lao tới hất văng cả 3 người ra rãnh thoát nước phía trước, chết tại chỗ. Cơ quan chức năng địa phương đã lập biên bản sự việc và giải tỏa hiện trường để không xảy ra ùn tắc giao thông.
 
Cùng ngày, vào hồi 4 giờ 30 sáng tại khu vực đường ngang gần ga Bắc Hồng, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng đã xảy ra vụ tai nạn đường sắt khác làm 1 người chết và 4 người trọng thương.

Chiếc ô tô 16 chỗ bị đoàn tàu SP4 tông nát rạng sáng ngày 3/2.
Chiếc ô tô 16 chỗ bị đoàn tàu SP4 tông nát rạng sáng ngày 3/2.

Chiếc xe ô tô 16 chỗ chở 7 người lao qua đường sắt mà không quan sát đã bị tàu hỏa SP4 đi từ Lào Cai về Hà Nội tông vào. Hậu quả là tài xế Nguyễn Văn Thái (trú tại thị trấn Đông Anh) chết tại chỗ, 4 người khác bị thương phải đưa tới Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cấp cứu.
 
Một số thông tin cho rằng,  vụ tai nạn xảy ra là do nhân viên đường sắt đã không hạ gác chắn xuống. Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bình, Trưởng Ban An toàn đường sắt,Tổng công ty ĐSVN, không có chuyện nhân viên gác chắn ngủ gật nên quên hạ gác như một số thông tin đã đưa.

Trước đó, hồi 6 giờ sáng ngày 3-2, trên đường sắt Bắc – Nam, đoạn chạy qua xã Diễn Trường (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã xảy ra vụ tai nạn khi tàu Thống nhất TN 11 hành trình theo hướng Hà Nội – TPHCM tông chết 1 thanh niên. Đó là 3 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra trong ngày hôm nay, 3/2/2012
 
Ngày 1-2, do bất cẩn băng qua đường sắt, chiếc xe ô tô Inova 52P-4310 do tài xế Lê Thanh Hà (44 tuổi, ở xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành) điểu khiển chở theo 6 người trong gia đình từ TPHCM về thăm quê ở tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu hoả tông trực diện tại khu vực giao nhau giữa đường sắt và đường bộ liên huyện Tư Nghĩa đi Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng này là 4 người chết, 3 người bị thương.

Số vụ tai nạn năm sau cao hơn năm trước

Năm 2012, ngành đường sắt đặt mục tiêu giảm 10% tai nạn giao thông đường sắt ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết và bị thương; không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và thiệt hại về người do yếu tố chủ quan. Nhưng xem ra chỉ tiêu này khó có thể hoàn thành.

Theo thống kê của Tổng Công ty ĐSVN, trong năm 2011, toàn ngành đã xảy ra 524 vụ tai nạn giao thông đường sắt (tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước), làm chết và bị thương hơn 600 người (263 người chết và 350 người bị thương). Do tai nạn giao thông và các sự cố chạy tàu nên trong năm qua, số giờ tàu bị chậm gần 1.276 giờ, làm hỏng hơn 3.100m đường sắt, 16 đầu máy, 30 toa xe và 213 ô tô, xe máy.

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm.

Ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐSVN cho biết, an toàn giao thông đường sắt năm qua tiếp tục có diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn, số người bị chết và bị thương đều tăng so với năm 2010; trong đó, số vụ tai nạn xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, chiếm 95,2% tổng số vụ tai nạn giao thông đường sắt.

Chưa biết, ngành Đường sắt sẽ triển khai các giải pháp gì để hạn chế TNGTĐS trong thời gian tới, nhưng TNGTĐS xảy ra từ đầu năm 2012 diễn ra đã ngoài ý muốn chủ quan của ngành. Liên tiếp nhiều vụ TNGTĐS xảy ra, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng, làm nhiều người chết và bị thương, hư hỏng, thiệt hại khó có thể tính hết.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng loạt cái chết "được báo trước", nhuốm đậm màu trắng tang tóc cả trong những ngày tết. Sự tắc trách, vô trách nhiệm với bản thân và xã hội của những người trong cuộc là rất rõ. Nhưng trách nhiệm của Tổng công ty ĐSVN ở đâu?

Mới đây, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã đề nghị Chính phủ nên xem xét đến trách nhiệm của Trưởng Ban ATGT đồng thời là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nếu để xảy ra TNGT liên tiếp. Vậy trách nhiệm của TGĐ Tổng công ty ĐSVN thì sao? Bởi TNGTĐS mỗi năm một gia tăng, chủ yếu là tai nạn tại đường ngang dân sinh.

Nên chăng, trong khi chưa làm được đường gom, đường ngang có người gác, thì Tổng công ty ĐSVN nên cử người ra gác ở tất cả những đường ngang ô tô có thể đi qua, những điểm đen thường xuyên xảy ra tai nạn? Chấp nhận trả lương cho người gác hằng năm hay để mỗi ngày có thêm vài người chết trên các đường ngang qua đường sắt ?

Nhân đây cũng nói thêm rằng, TNGTĐS vẫn xảy ra ở cả những đường ngang có gác, ở đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động, đã đến lúc cần phải xem lại trách nhiệm của những người thừa hành công vụ, nếu để xảy ra tai nạn.

Trừ những vụ tự tử bằng cách lao vào đường tàu, thì những vụ TNGTĐS làm nhiều người chết và bị thương lâu nay có trách nhiệm của ngành chủ quản, trong đó có người đứng đầu ngành Đường sắt. Đã đến lúc cần phải đặt ra vấn đề này bởi tai nạn giao thông đường sắt đã đến mức báo động.

Quế Hà

Đọc thêm

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
(PLVN) - Các đối tượng nhắm tới người ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, những học sinh bị chúng lợi dụng sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền...

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.