Ham giá rẻ dễ mắc "bẫy" nhà thầu Trung Quốc

“Thời gian qua chúng ta đã vô tình biến luật đấu thầu thành đấu giá. Thử hỏi trên thế giới này, có nước nào có thể đấu giá lại được với các nhà thầu Trung Quốc?. Đây cũng là nguyên nhân chính giải thích cho việc hầu hết các gói thầu của các dự án đầu tư mua sắm nước ta đều rơi vào tay các nhà thầu từ bên kia biên giới”, ông Phạm Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội  doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhận xét thẳng thắn.

“Thời gian qua chúng ta đã vô tình biến luật đấu thầu thành đấu giá. Thử hỏi trên thế giới này, có nước nào có thể đấu giá lại được với các nhà thầu Trung Quốc?. Đây cũng là nguyên nhân chính giải thích cho việc hầu hết các gói thầu của các dự án đầu tư mua sắm nước ta đều rơi vào tay các nhà thầu từ bên kia biên giới”, ông Phạm Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội  doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhận xét thẳng thắn.

Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng.  Ảnh: S.T
Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: S.T

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp có liên quan đến thị trường sản phẩm cơ khí giai đoạn 2013- 2025 vào khoảng 289 tỷ USD. Với giá trị thiết bị thường chiếm từ 70 – 75%, tổng số ngoại tệ mà Việt Nam cần bỏ ra để nhập khẩu máy, thiết bị cho các dự án có thể lên đến 202 tỷ USD (= 289 tỷ x 70%).

“Đây thực sự là một con số rất lớn. Đương nhiên chúng ta không có tham vọng sẽ thực hiện hết 100% hoặc kể cả 50%, mà với con số nội địa hóa khiêm tốn 30% thì trong hơn 15 năm tới (2013-2025) chúng ta có thể thực hiện được hơn 70 tỷ USD” – ông Hùng phân tích.

Tuy nhiên, “phần bánh” này có thể rơi hết vào tay nhà thầu nước ngoài, mà chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc nếu lối chọn thầu giá rẻ hiện nay vẫn được áp dụng và Nhà nước không áp dụng các kỹ thuật bảo hộ cần thiết dành cho doanh nghiệp nội.

“Đương nhiên về cơ chế bảo hộ thị trường trong nước sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, một số quan điểm cho rằng chúng ta đã gia nhập WTO và sẽ vướng mắc vào các quy định của tổ chức này. Nhưng trước Việt Nam, rất nhiều nước đã gia nhập WTO, song họ vẫn có những đường lối, chính sách rất linh hoạt để bảo hộ thị trường trong nước, đây là những công việc tác nghiệp mà các bộ, ban, ngành có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ. Ví dụ như sử dụng hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, áp dụng luật chống bán phá giá…”, đại diện các doanh nghiệp cơ khí bày tỏ. “Không trao cho doanh nghiệp trong nước cơ hội “ra sân” thì thử hỏi đến bao giờ mới có kinh nghiệm cạnh tranh với các “sao” ngoại”.

Nhìn lại hàng chục công trình công nghiệp thực hiện gần đây, từ thủy điện đến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện đốt khí, xi măng, các dự án chế biến oxýt nhôm từ bô xít, các dự án nhà máy hóa chất và lọc dầu…, quy mô đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD nhưng hầu hết đều do nước ngoài làm tổng thầu EPC, số doanh nghiệp nội được tin tưởng lựa chọn chỉ chiếm phần rất nhỏ.

Riêng đối với các nhà thầu EPC của Trung Quốc thì  gần như Việt Nam nhập khẩu 100%. Tất cả công việc đều do người Trung Quốc đảm nhận, từ những việc lao động phổ thông nhất như nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ... đến kỹ sư, công nhân xây dựng và lắp máy. Kể cả những vật tư, vật liệu có sẵn tại thị trường họ cũng nhập khẩu về từ bên kia biên giới.

Trong khi đó, cũng không hẳn các doanh nghiệp nội không có năng lực. Điển hình như dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2. Sau khi mở thầu quốc tế, kết quả nhà thầu Nhật trúng thầu với giá trúng 624 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó vì các nhà thầu nước ngoài kiện tụng lẫn nhau nên kết quả này bị hủy và nhà thầu nội Lilama lúc này được chỉ định làm tổng thầu EPC. Kết quả là, hợp đồng giữa Lilama và chủ  đầu tư PVN được ký chỉ với 524 triệu USD, giảm tới 100 triệu USD so với thầu ngoại và nhà máy này sau đó còn được trao danh hiệu là dự án nhà máy điện xây dựng nhanh nhất châu Á.

Đối với các gói thầu rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, thì ngoài mất mát về giá trị sản lượng, doanh thu và thị trường công ăn việc làm, một hệ lụy khác cũng không kém phần tai hại đó là việc Việt Nam có nguy cơ bị biến thành bãi rác công nghệ. Điều này, theo các doanh nghiệp cơ khí, có nguyên nhân từ việc Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đã bãi bỏ điều khoản về xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu.

“Thật sơ đẳng về nhận thức khi chúng ta cho rằng một xe hơi công suất 3.0 của Trung Quốc cũng được đánh giá tương đương xe hơi 3.0 của Đức hoặc Nhật. Tương tự, một nhà máy điện công suất 300 MW hoặc nhà máy xi măng 1,5 triệu tấn/năm thiết bị của Trung Quốc cũng tương đương về giá trị như đối với thiết bị của Đức, Nhật…”, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí bày tỏ.

Dự kiến trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đấu thầu sửa đổi. Ngành cơ khí chế tạo trong nước đang làm ăn khá bết bát, song Hiệp hội này vẫn tin rằng nguyên nhân không phải vì thiếu năng lực mà là vì họ chưa được “đặt đúng chỗ”. Mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam, theo quan điểm này, cần phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí.

"Một số ý kiến cho rằng đầu tư vào cơ khí là tốn kém, lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, vì vậy nên “đi tắt đón đầu” bằng cách đầu tư cho các ngành công nghệ cao, tin học, tự động… nhưng thử hỏi: nếu không có ngành cơ khí chế tạo phát triển thì các ngành khác như công nghệ cao, tin học, tự động hóa áp dụng vào đâu?", ông Phạm Hùng nói.

“Đối với một số ngành then chốt tạo nền tảng kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác, chúng ta phải phấn đấu làm bằng được… Người ta thường nói không làm được vì thiếu vốn đầu tư, (nhưng) vấn đề mấu chốt là phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa sống còn của nó đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó mới tìm được lối ra và cách khắc phục”.

GS Lê Xuân Tùng (Một số ý kiến về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam – báo Nhân dân ngày 05/6)

Sơn Tùng

Đọc thêm

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán
(PLVN) - Trong quý I, tổng thu NSNN đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024 (thu NSTW đạt 35% dự toán; thu NSĐP đạt 38,4% dự toán).

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài 1: Thiết lập những chuẩn mực mới trong ngành xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường sân bay Long Thành.
(PLVN) -   Không chỉ là biểu tượng của tầm nhìn trong quy hoạch, ý chí và khả năng của Việt Nam, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) còn là minh chứng sống động cho thấy hiệu quả của cải cách thể chế và sự phối hợp đa ngành, đa cấp trong điều hành phát triển hạ tầng quy mô lớn. Từ số báo này, PLVN khởi đăng loạt bài “Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam”.