Hải Phòng kiến tạo dữ liệu số để phát triển kinh tế, xã hội

Ông Hoàng Minh Cường – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phát biểu tại Diễn đàn chuyển đổi số.
Ông Hoàng Minh Cường – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phát biểu tại Diễn đàn chuyển đổi số.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 27/12, UBND TP Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn chuyển đổi số - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - nền tảng phát triển kinh tế, xã hội”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Năm dữ liệu số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Diễn đàn Chuyển đổi số - Hải Phòng 2023 mang đến cơ hội gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực, giới thiệu và trải nghiệm công nghệ tiên tiến; trải nghiệm các ứng dụng, sản phẩm phục vụ người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cung cầu; thu hút đầu tư công nghệ số trên địa bàn TP Hải Phòng… Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong các cấp, ngành, địa phương, những giá trị to lớn, thiết thực mà dữ liệu số mang lại cho công tác quản lý, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, năm 2023 là năm thứ 2 TP lựa chọn chủ đề “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số” khẳng định sự quyết tâm của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng đối với công tác chuyển đổi số. TP đã ban hành Kế hoạch 12/KH-UBND về chuyển đổi số, trong đó có tổng số 75 nhiệm vụ giao cho 28 đơn vị với tổng kinh phí thường xuyên thực hiện gần 400 tỷ đồng. Các nhiệm vụ được giao tập trung vào việc số hóa, phát triển dữ liệu chuyên ngành hỗ trợ trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính; tiến tới xây dựng kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Với sự quyết tâm của TP và sở, ngành, địa phương, năm 2023, TP Hải Phòng đạt được nhiều kết quả quan trọng trong chuyển đổi số: 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức 4 (hơn 1.700 dịch vụ). Trong năm 2023 xử lý hơn 956.000 hồ sơ trực truyến, chiếm 90.7% tổng số hồ sơ, tăng rất nhanh chóng từ 20% năm 2021, 60,2% năm 2022; tỷ lệ thanh toán trực tuyến chiếm đến 50%; tỷ trọng gia tăng kinh tế số ICT/GRDP ước đạt 24,5%, đứng 4/63 tỉnh.

Hải Phòng cũng là địa phương đi đầu cả nước thực hiện thành công một số lĩnh vực Chính phủ lựa chọn TP triển khai thí điểm như xây dựng dữ liệu dân cư, hóa đơn điện tử, cấp đổi giấy phép lái xe. 100% các Bệnh viện đã triển khai phần mềm quản lý và liên thông dữ liệu với bảo hiểm xã hội. Hơn 2,6 triệu dữ liệu hộ tịch đã hoàn thành đạt 90%. Thương mại điện tử đã kết nối được 250 mã sản phẩm nông sản, 179 sản phẩm OCOP. Cảng biển, logistic đang trong quá trình thử nghiệm liên thông dữ liệu giữa cảng vụ, hải quan và các doanh nghiệp….

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các tiện ích chuyển đổi số.
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các tiện ích chuyển đổi số.

“Năm 2023, TP đã cơ bản định hình được hệ thống cơ sở dữ liệu. Trong năm 2024 và 2025, TP sẽ tập trung vào triển khai các giải pháp phân tích giúp tối ưu nguồn lực, hỗ trợ quản trị điều hành. TP cũng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, mô hình dịch vụ giá trị gia tăng mới, tạo ra các không gian phát triển kinh tế mới dựa trên dữ liệu. TP có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2030, hình thành mô hình chuyển đổi số cấp huyện, phát triển nền tảng chính quyền số, đô thị thông minh”, Phó Chủ tịch UBND TP cho hay.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ, Chuyển đổi số không chỉ tạo ra sự phát triển cho Hải Phòng, mà còn là động lực, là sợ dây liên kết kéo theo sự phát triển của cả vùng kinh tế bắc bộ. Vị thế luôn đi kèm với trách nhiệm lớn, VINASA kỳ vọng, các cấp lãnh đạo của Hải Phòng sẽ phát huy được tinh thần dấn thân, dám làm, dám đột phá để tạo ra được kỳ tích cho Hải Phòng trong thời gian tới, đưa Hải Phòng thành TP phát triển vươn tầm khu vực và thế giới.

20 gian hàng trưng bày trưng bày các tiện ích chuyển đổi số của Hải Phòng và các giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ lớn.
20 gian hàng trưng bày trưng bày các tiện ích chuyển đổi số của Hải Phòng và các giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ lớn.

Ngoài các phiên hội nghị chính, Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2023 còn có hoạt động bên lề như: Triển lãm nền tảng giải pháp số, giới thiệu thành tựu chuyển đổi số TP Hải Phòng với chủ đề “Thành tựu và giải pháp công nghệ” đến từ 20 gian hàng trưng bày trưng bày các tiện ích chuyển đổi số của Hải Phòng và các giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, BKAV, FPT, Mobifone…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.