Hải Phòng: Đối thoại trực tuyến với người dân và doanh nghiệp

Cuộc đối thoại trực tuyến của UBND TP Hải Phòng đã thu hút nhiều ý kiến của người dân cũng như DN
Cuộc đối thoại trực tuyến của UBND TP Hải Phòng đã thu hút nhiều ý kiến của người dân cũng như DN
(PLO) - Lần đầu tiên, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến Cải cách hành chính – Xây dựng chính quyền điện tử tại Hải Phòng”. Cuộc đối thoại đã gây được ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp và người dân thành phố Cảng

Hướng tới chính quyền điện tử

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến với các tổ chức, doanh nghiệp cùng người dân  với chủ đề: “Cải cách hành chính – Xây dựng chính quyền điện tử tại Hải Phòng” trên Cổng thông tin điện tử TP. Đây là cuộc đối thoại trực tuyến đầu tiên được UBND TP tổ chức.Cuộc đối thoại đã thu hút nhiều ý kiến của các tổ chức, DN cũng như ý kiến của những người dân liên quan đến lĩnh vực hành chính như thủ tục đất đai còn nhiều vướng mắc; những tác động cải cách hành chính trong thời gian qua đối với lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài; những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề thủ tục hành chính cho DN; vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) chưa được các cơ quan chức năng làm tốt…

Tiếp thu những ý kiến này, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đan Đức Hiệp cho biết, chương trình cải cách hành chính (CCHC) đã đặt ra mục tiêu từng bước xây dựng chính quyền TP Hải Phòng trở thành chính quyền điện tử, phải đáp ứng để bộ máy chính quyền từ TP đến các địa phương, sở, ban, ngành… có thể áp dụng tối đa thành tựu của CNTT trong chỉ đạo điều hành quản lý để phục vụ yêu cầu của CCHC là 3 giảm. Phải đảm bảo yêu cầu trong quản lý, thông tin nhanh nhất đến người dân và doanh nghiệp.

Hiện TP đã giao cho Sở Thông tin truyền thông lập chương trình ứng dụng CNTT ở TP hướng theo chính quyền điện tử. Mới đây, UBND TP cũng giao cho 2 địa phương là quận Ngô Quyền và Hồng Bàng thí điểm mô hình chính quyền điện tử cấp quận, thử nghiệm để có thể sau khi tổng kết sẽ triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn.

Trực tiếp xử lý tận gốc vấn đề đất đai
Đối với thủ tục về đất đai khi người dân phản ánh còn tương đối “phức tạp” ở một số nới trên địa bàn TP, Phó Chủ tịch Đan Đức Hiệp nói, thủ tục liên quan đến đất đai gắn tới tất cả các người dân, hộ gia đình và các doanh nghiệp; đây là nhu cầu lớn, cấp bách, bức xúc của người dân và doanh nghiệp, là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước từ Chính phủ đến các địa phương nên chính quyền phải đối mặt và giải quyết trực tiếp. 
Những khó khăn trong thực hiện thủ tục về đất đai xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Khách quan là tác động đến tất cả các đối tượng; đất đai lâu nay trong quá trình sử dụng, quản lý còn rất nhiều vấn đề (nguồn gốc đất, trong quá trình sử dụng có chuyển đổi, chuyển giao mà các quy định trước đây chưa hoàn thiện; chính quyền các cấp không xử lý kịp thời; luật liên quan đến đất đại lại được thường xuyên bổ sung, thay đổi).

Chủ quan là vấn đề đất đai mới được đặt ra với chính quyền, ngay cả về luật pháp cũng đề cập chưa hết, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tiếp cận lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản; với hệ thống quản lý Nhà nước ngay cả hệ thống bản đồ hiện nay chưa được khắc phục, hệ thống bản đồ gốc chưa có, do vậy khi người dân muốn làm thủ tục, thì cơ quan Nhà nước và chính quyền phải rà soát lại tất cả các vấn đề này, trong quá trình làm có xảy ra việc hồ sơ gốc, nguồn gốc chưa rõ ràng, còn tranh chấp... 

Vấn đề đất đai còn những tồn tại, vướng mắc, UBND TP coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giải quyết thủ tục hành chính. TP đã có văn bản chỉ đạo giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các quy hoạch phát triển của TP, trên cơ sở đó lập các bản đồ để xử lý để có căn cứ pháp lý, cơ sở giải quyết. Từng bước số hóa bản đồ, đưa các tài liệu, thông tin, các thửa đất, khu đất trên địa bàn thành phố vào hệ thống bản đồ.

Riêng vấn đề làm bản đồ, số hóa đang đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn, theo dự báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, mức kinh phí đòi hỏi cần có khoảng 500 - 600 tỷ để làm bản đồ, do vậy chúng ta phải vừa làm quy hoạch, vừa làm số hóa nên cần đặt trọng tâm, trọng điểm trong các khu vực đang có đầu tư phát triển nhiều làm trước, những khu vực khác sẽ làm từng bước. 
TP đã giao kế hoạch cho Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hệ thống hóa lại các hệ thống văn bản, hồ sơ quản lý đất đai từ trước đến nay, nghiên cứu những quy định về thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người dân cũng như những tổ chức, cơ quan, DN thật  đơn giản, gọn nhẹ tránh những đòi hỏi quy định rườm rà. Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá Hải Phòng là địa phương có tốc độ cấp sổ đỏ đứng đầu của cả nước.
Chính quyền cùng dân đối mặt với khó khăn

Tại cuộc đối thoại trực tuyến, nhiều ý kiến ghi nhận việc tiếp cận của lãnh đạo TP thông qua đối thoại chính quyền với người dân và các tổ chức doanh nghiêp là rất quan trọng; để từ đó trao đổi, giao lưu, đối thoại những chủ trương chính sách quy định của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế xã hội cũng như nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vướng mắc của người dân, DN.

Qua “kênh thông tin” đối thoại trực tiếp này, lãnh đạo TP đã trực tiếp cung cấp thông tin, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. UBND TP TP sẵn sàng có trách nhiệm cùng “đối mặt” với những khó khăn và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân cùng chung tay cải cách thủ tục hành chính thực sự hiệu quả và thiết thực .

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.