Hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương hiệu quả

Trong số báo này, lương y Nguyễn Trọng Nơi (SN 1962, ngụ số 4, ngõ 166, đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) chia sẻ bí quyết tự chế hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương; bằng những cây thuốc dễ tìm, hiệu quả cao.

Trong số báo này, lương y Nguyễn Trọng Nơi (SN 1962, ngụ số 4, ngõ 166, đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) chia sẻ bí quyết tự chế hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương; bằng những cây thuốc dễ tìm, hiệu quả cao.

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Theo lương y Nơi, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây viêm nhiễm. Ăn, uống các chất kích thích, cay nóng làm nhiệt tồn đọng xuống bàng quang, dẫn đến gây ứ đọng lâu ngày cũng có thể “hóa hỏa” gây tiểu ra máu.

Nhịn tiểu lâu ngày khiến tái hấp thu nhiều lần “chất trọc” (chất đục), đọng lại lâu ngày, cũng gây nên bệnh. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây nên viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không tốt, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là ở nữ giới).

Lương y Nơi và bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Lương y Nơi và bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: Người mệt mỏi khó chịu, có thể sốt nóng, sốt rét, đái dắt, đái buốt, đi vệ sinh nhiều lần, nước tiểu có màu trắng, vàng đục hoặc màu đỏ…

Bài thuốc trị bệnh này bao gồm 7 vị:

- Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50 gr, nếu khô dùng khoảng 15 gr);

- Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100 gr, khô dùng 20 gr;

- Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 - 80 gr, khô dùng 15 - 20 gr;

- Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80 gr, khô dùng khoảng 20 gr;

- Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50 gr, khô dùng 20 gr;

- Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100 gr, khô dùng 25 gr;

- Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50 gr, khô dùng 15 gr.

Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30 gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100 gr, khô 15 gr), lá cây Cách diệp (tươi 100 gr, khô 20 gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30 gr, khô 12 gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30 gr, khô 12 gr.

Những vị thuốc trên tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa sạch. Lần đầu tiên cho nước đổ vào ngập thuốc, cô cạn lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ 3 bát nước, đun cạn còn một bát, uống khi ấm. Lần thứ 3, cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc, uống khi ấm.

Mỗi ngày bệnh nhân sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 - 7 thang thuốc là bệnh nhân đã thấy được bệnh hiệu quả rõ rệt.

Để đạt hiệu quả cao hơn, ông Nơi khuyên người bệnh kiêng những chất cay, nóng, chất kích thích như: Rượu, bia, nước uống có ga; các loại thực phẩm như: Mỡ động vật, cà muối, dưa chua, thức ăn chế biến không quá mặn… Bệnh nhân nên làm việc nhẹ nhàng, hạn chế sinh hoạt tình dục, với những bệnh nhân đi tiểu ra máu nên hạn chế vận động.

Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm (dễ dàng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể - PV), có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Cây thuốc chữa bệnh hóc xương hiệu quả

Lương y Nơi còn có bí quyết dùng một vị thuốc chữa hóc xương hiệu quả từ cây Thèn đen (phèn đen). Đây là loại cây bụi, cành gầy, mảnh, hạt ban đầu màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen, dễ tìm ở những triền đê, ven đường, mọc nhiều ở các vùng quê.

Lá cây thèn đen giúp chữa hóc xương
Lá cây thèn đen giúp chữa hóc xương

Khi ăn cá thịt, một số trường hợp nuốt phải xương sẽ mắc lại nơi cuống họng, đau ở thực quản hay ở khoang miệng. Lúc này người bị hóc xương chỉ cần lấy lá thèn đen tươi rửa sạch, ngâm với nước muối 5%. Sau khi vớt lá lên, lấy khoảng từ 3 - 5 lá/ lần, tự mình nhai, khi đã nhuyễn thì nhẹ nhàng nuốt dần cho nước này thấm xuống, cũng có thể nuốt bã thuốc này từ từ, đến khi nào xương trôi xuống thì thôi.

Lưu ý sau khi chiếc xương đã trôi xuống, người bệnh cần kiêng những chất nóng, cay, kiêng uống rượu bia, không ăn đồ cứng như: Xương, bánh mỳ nướng, thịt nạc nướng… khoảng từ 2 - 3 ngày. Giải thích công dụng của lá thèn đen, lương y Nơi cho biết: Lá thèn đen có tác dụng làm mềm xương, tiêu viêm nơi chiếc xương bị hóc. Loại cây này cũng được người dân dùng để kho cá với tác dụng làm mềm xương, nước kho có màu đẹp, lại tránh được ngộ độc.

Gia đình có người họ hàng xa theo nghề thuốc Nam, từ nhỏ cậu bé Nơi ngày nào cũng trốn cha mẹ sang mày mò tìm hiểu. Thấy cháu ham mê, người họ hàng cũng đưa cậu theo lên rừng hái thuốc, bày cho cách chữa những bệnh đơn giản.

Sau khi học xong cấp 3, anh trai làng nhập ngũ. Trên chiến trường, không hiếm cảnh đồng đội đau đớn vì bệnh tật, được ông Nam mách nước nhiều căn bệnh đơn giản có thể chữa bằng thuốc Nam. Đồng đội động tín nhiệm, ông Nơi được tham gia lớp học trung cấp quân y.

Từ chiến trường trở về, với niềm đam mê y học, anh quân y ngày nào tiếp tục học lên chương trình đại học chuyên khoa y học cổ truyền. May mắn được ông Hoàng Thủ, khi đó là viện trưởng Viện y học dân tộc quân đội truyền nghề, ông Nơi đi theo học hỏi, cùng chữa bệnh cho người dân nên rút ra được khá nhiều kinh nghiệm. Từ đó ông luôn quan niệm tìm ra những bài thuốc Nam hiệu quả lại dễ tìm sẽ là cứu cánh cho những bệnh nhân nghèo.

Nam dược trị nam nhân, đó là phương châm chữa bệnh của ông: “Người ở đâu thì sẽ phù hợp với thổ nhưỡng cây cỏ ở đấy, người Việt nên tận dụng cây thuốc Nam bởi vừa hiệu quả, tiện lợi, người dân lại chủ động được nguồn dược liệu. Với những người dân còn nghèo không có tiền chữa bệnh, những loại cây thuốc trong vườn chính đôi khi là “thần dược” vừa hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí chữa bệnh. Đây là những bài thuốc dân gian, người dân có thể tự tìm kiếm để chữa cho bản thân”, lương y Nơi chia sẻ. 

Trịnh Ninh

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.