Hạ viện bang Illinois thông qua dự luật bắt buộc dạy học lịch sử người Mỹ gốc Á

Bên ngoài một trường học trong khu phố Logan Square ở Chicago, Illinois, Mỹ.Ảnh: Reuters
Bên ngoài một trường học trong khu phố Logan Square ở Chicago, Illinois, Mỹ.Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hạ viện bang Illinois (Mỹ) hôm thứ Tư - 14/4 đã thông qua dự luật yêu cầu các trường công lập dạy lịch sử người Mỹ gốc Á, tạo tiền đề cho việc có thể thông qua đạo luật quan trọng trong bối cảnh gia tăng các vụ bạo lực đối với người gốc Á.

Dự luật đã được Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua. Theo Dự luật, việc bắt buộc giảng dạy một đơn vị học phần lịch sử người Mỹ gốc Á trong các trường tiểu học và trung học công lập bắt đầu thực hiện từ năm học 2022-2023. 

Đại diện bang Jennifer Gong-Gershowitz - một đảng viên Đảng Dân chủ và là người đồng tài trợ cho dự luật - cho biết: “Người Mỹ gốc Á là một phần cấu trúc nước Mỹ nhưng chúng tôi thường chưa nhìn nhận đúng. Sự đồng cảm đến từ sự thấu hiểu. Chúng tôi không thể làm tốt hơn trừ khi chúng tôi biết tốt hơn”.

Đạo luật Lịch sử Cộng đồng Người Mỹ gốc Á Bình đẳng về Giảng dạy hiện sẽ được đưa ra Thượng viện để xem xét, bỏ phiếu. Nếu được thông qua, Illinois sẽ trở thành tiểu bang đầu tiên bắt buộc dạy học lịch sử người Mỹ gốc Á trong trường học.

Dự luật này đã được thúc đẩy từ đầu năm 2020 nhưng giành được sự quan tâm mạnh mẽ hơn trong cơ quan lập pháp kể từ sau các vụ tấn công chết người nhằm vào phụ nữ châu Á ở khu vực Atlanta hồi tháng Ba vừa qua.

Trên khắp nước Mỹ, các cộng đồng châu Á đã phải đối mặt với làn sóng bạo lực nhắm vào họ kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Một số nhà lãnh đạo cộng đồng đã đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump do ông gọi virus corona là "virus Trung Quốc", do đó tác động đến tâm lý những người khác.

Một báo cáo gần đây của San Bernardino - Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa thù hận và Chủ nghĩa cực đoan tại Đại học  Bang California - cho thấy, mặc dù tội phạm thù hận nói chung ở Mỹ đã giảm nhẹ vào năm 2020, nhưng tội phạm chống lại người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương (AAPI) đã tăng vọt, lên tới 145%.

Sohyun An - một giáo sư tại Đại học Kennesaw Bang Georgia, người đã nghiên cứu cách trẻ em Mỹ được dạy về lịch sử người Mỹ gốc Á - nhận định bang Illinois đã có một bước đi đúng hướng. Trong bối cảnh các trường thường dạy lịch sử người Mỹ gốc Á theo cách mô tả những người gốc Á như một mối đe dọa quân sự hoặc kinh tế, Giáo sư An cho rằng, nếu không dạy hoặc dạy một cách xuyên tạc thì có thể dẫn đến bạo lực.

Dự luật kêu gọi Giám đốc Giáo dục Illinois cung cấp tài liệu giảng dạy cho hội đồng nhà trường, bao gồm cả chương trình giảng dạy do Cơ quan Truyền thông Công cộng phát triển cùng với loạt tài liệu “Người Mỹ gốc Á” được phát sóng vào tháng 5 năm ngoái.

Trong khi đó, nhà lập pháp duy nhất của Hạ viện bang Illinois lên tiếng bảo lưu dự luật là Avery Bourne của Đảng Cộng hòa thì cho rằng, bà ủng hộ các nỗ lực nâng cao hiểu biết về lịch sử người Mỹ gốc Á, nhưng quyết định về chương trình học nên được giao cho các hội đồng trường học địa phương.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.