Hà Nội: Yêu cầu đưa ra xét xử 35 vụ án tham nhũng trong quý đầu năm 2024

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu trong quý 1/2024 phải kết thúc điều tra, giải quyết theo quy định pháp luật 40 vụ án, vụ việc; đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án tham nhũng.

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về Phòng, Chống Tham nhũng, Tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức phiên họp cuối năm nhằm thảo luận, cho ý kiến đối với 5 văn bản, báo cáo và Chương trình Công tác Trọng tâm của Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Thành ủy trong năm 2024.

Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu trong quý 1/2024 phải kết thúc điều tra, giải quyết theo quy định pháp luật 40 vụ án, vụ việc; đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án tham nhũng.

Đó là, vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Coma 18 trong quá trình thực hiện dự án VP6 Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội; 3 vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á; 30 vụ án liên quan các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố.

Theo Trưởng ban Chỉ đạo, từ đầu năm đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy quan tâm chỉ đạo triển khai bài bản, đồng bộ, gắn với đẩy mạnh toàn diện công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quyết liệt, đồng bộ từ thành phố đến địa phương và đạt được kết quả cụ thể.

Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã ban hành 28 văn bản và chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại phiên họp thứ 23, 24; thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị của các đoàn công tác, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương...

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm cơ chế chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương trong phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đã chuyển 124 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.

Năm 2023, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã đưa 36 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo; tập trung chỉ đạo xử lý 64 vụ việc, vụ án; chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan tố tụng hai cấp thành phố giải quyết xong đưa ra khỏi diện theo dõi 13 vụ án.

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 9 vụ án Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo. Đây đều là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp; kết quả xét xử vụ án theo đúng tinh thần “không có ngoại lệ, không có vùng cấm,” được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ.

Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh việc thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo và Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, biện pháp, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố.

Bên cạnh đó là thực hiện tốt chương trình của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025;” 15 chuyên đề và Đề án của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn thành phố”...

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đặc biệt, phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp trong công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để không tạo kẽ hở, dễ lợi dụng và giám sát việc thực thi pháp luật của các cấp chính quyền.

Tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân trong công tác giám sát đại biểu dân cử, giám sát cán bộ, công chức nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giám sát việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập...

Các cấp, ngành cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, nhất là thanh tra công vụ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện, giải quyết từ sớm, từ xa, ngăn chặn từ đầu sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.

Công tác kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được đưa vào chương trình công tác hàng năm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra tại địa phương; nhất là các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo hoặc được ủy quyền bảo đảm đúng tiến độ theo kế hoạch, đúng chủ trương của Đảng, pháp luật...

Các cơ quan thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ; quy chế, quy trình xử lý công việc tại các cơ quan, đơn vị và công khai, minh bạch hóa để các tổ chức, đơn vị và toàn thể nhân dân cùng giám sát quá trình thực thi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thống nhất ban hành kế hoạch kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kế hoạch 128-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, giao Ban Nội chính Thành ủy chủ trì tham mưu triển khai thực hiện; đồng thời, thống nhất ban hành Chương trình công tác trọng tâm của Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024./.

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh phát huy tinh thần 'Kỷ luật - Đồng tâm' - Bài cuối: Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ tới

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIV.
(PLVN) - Mới đây, tại Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết quan trọng để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định tại Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 02/12/2024 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 với chủ đề công tác năm là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ
(PLVN) - “Các đơn vị thuộc công an tỉnh huy động tối đa lực lượng, phương tiện, đồng loạt ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện dịp cuối năm phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn, bình yên”, Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.