Hà Nội thí điểm điều trị F0 nhẹ “4 tại chỗ”

Hà Nội thí điểm điều trị F0 nhẹ “4 tại chỗ”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình số ca mắc gia tăng nhanh, Hà Nội đã có những thay đổi trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, Hà Nội đã cho phép thí điểm cách ly F1 tại nhà, đồng thời yêu cầu cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú đối với những trường hợp trở về từ vùng dịch.

Đây là những nội dung quan trọng trong Công điện hỏa tốc số 23/CĐ-UBND về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới, vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành.

Thí điểm cách ly F1 tại nhà

Cụ thể, từ ngày 17/11, Hà Nội rút thời gian thực hiện cách ly tập trung các F1 xuống còn 14 ngày. Tiếp tục duy trì các khu cách ly tập trung F1 tại các quận, huyện, thị xã đã được thành lập hoặc đã rà soát chưa kích hoạt; rà soát và mở rộng các khu cách ly để sẵn sàng tiếp nhận F1.

Đặc biệt, TP sẽ cho thí điểm thực hiện cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, thực hiện bắt buộc cách ly tập trung hoặc tự nguyện cách ly tại khách sạn (theo nguyện vọng cá nhân, phải có đơn xin tự nguyện cách ly tại khách sạn đã được TP phê duyệt làm cơ sở cách ly tập trung (F1) và cam kết chi trả kinh phí).

Đối với quyết định cho cách ly F1 tại nhà, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội chia sẻ ý kiến rằng: “Mô hình cách ly F1 tại nhà ở nhiều địa phương không có gì là mới mẻ. Trước đó, TP HCM, An Giang, Sóc Trăng... đã áp dụng và thu lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, Hà Nội không áp dụng, mãi bây giờ mới thí điểm. Hà Nội không chịu phát huy mà cứ giữ cái cũ. Trong khi Hà Nội là một trong những tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao nhất cả nước”.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng, khi thí điểm F1 tại nhà cần nêu cao vai trò trách nhiệm của y tế phường, chính quyền, tổ dân phố, tổ COVID cộng đồng, vai trò của người dân. Hà Nội phải làm sao để người dân cùng gánh vác trách nhiệm với chính bản thân của họ và với cộng đồng, những F1 cách ly tại nhà mà vi phạm thì chính quyền phải có biện pháp để xử lý nghiêm.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, cách ly F1 tại nhà đảm bảo cho người dân thoải mái hơn, đồng thời đỡ tốn kém kinh phí, công sức của Nhà nước. Nhưng dù cách ly tại nhà hay tập trung thì đều phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Bộ Y tế để không lây ra cộng đồng, gia đình.

Điều trị F0 nhẹ tại cơ sở

Trong Công điện số 23, Hà Nội sẽ thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (F0) trên địa bàn xã phường, thị trấn với phương châm “4 tại chỗ” do các quận, huyện, thị xã thành lập và điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.

Hà Nội sẽ bố trí 1.150 giường bệnh để thí điểm điều trị F0 nhẹ tại hệ thống y tế cơ sở (tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao phường Thạch Bàn, Long Biên 150 giường; Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức 300 giường; Phòng khám Đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn 200 giường; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì 300 giường; Trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức 200 giường).

Tiếp đó là mở rộng cơ sở thu dung điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại cấp quận, huyện, thị xã sau thời gian thí điểm… Đồng thời huy động các bệnh viện, cơ sở y tế của bộ, ngành Trung ương, các trường đại học, cao đẳng y dược và các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn để tham gia công tác thu dung điều trị người bệnh (F0)…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương không chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp trong tình hình mới, không để xảy ra lây lan trong cộng đồng và tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”…

Ngoài ra, Công điện cũng chỉ rõ TP tiếp tục tăng cường, kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố khác đến, hoặc về Hà Nội. Theo đó, đối với người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và 3) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như: TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7.

Đối với những người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine đi về từ khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3): cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7 từ khi tới Hà Nội.

Những người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 về Hà Nội đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày.

Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày; xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe, luôn thực hiện 5K…

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.