Hà Nội thêm 2 ca nhiễm COVID-19

Cán bộ y tế khử khuẩn hàng hóa trước khi chuyển vào Bệnh viện K. Ảnh: Bệnh viện K.
Cán bộ y tế khử khuẩn hàng hóa trước khi chuyển vào Bệnh viện K. Ảnh: Bệnh viện K.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 11/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội (CDC) thông tin về 2 ca mắc COVID-19, trong đó có 1 ca ghi nhận tại Bệnh viện K.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ nhất (BN3490), trú tại Bắc Giang ghi nhận tại Bệnh viện K. Từ ngày 16/4, bệnh nhân chăm người nhà tại khoa Gan Mật Tụy, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Ngày 6/5, bệnh nhân được bệnh viện K lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, kết quả âm tính ngày 7/5 (BV K thực hiện) và được cách ly tại viện K cơ sở Tân Triều.

Ngày 8/5, bệnh nhân được TTYT Ứng Hòa đến hỗ trợ bệnh viện K lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả âm tính ngày 9/5 (CDC Hà Nội thực hiện). Chiều ngày 8/5, bệnh nhân được chuyển vào khu cách ly tập trung Thành An, Thanh Trì ở cùng phòng với BN3426.

Ngày 10/5, sau khi BN3426 có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân được xác định là đối tượng F1 nên được TTYT Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm lần 3, kết quả dương tính SARS-CoV-2 ngày 11/5 (CDC Hà Nội thực hiện). Hiện bệnh nhân đang được liên hệ để chuyển cách ly và điều trị tại bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân thứ 2 ở Nam Định (BN3491), nơi ở hiện tại là Thanh Trì, Hà Nội. Đây là bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Ngoại Tiết niệu, BV K3 Tân Triều nhập viện điều trị từ ngày 27/4-6/5/2021.

Ngày 20/4, bệnh nhân được con trai đưa lên BV K3 Tân Triều khám vì có đi tiểu ra máu. Bệnh nhân khám bệnh tại Khoa Tự nguyện A, được đi chụp MRI, siêu âm phát hiện có hình ảnh khối u, được chẩn đoán theo dõi ung thư tiền liệt tuyến, có chỉ định nhập viện để làm sinh thiết và phẫu thuật. Sau khi khám bệnh xong, BN và con trai về lại Nam Định trong ngày để làm thủ tục chuyển bảo hiểm y tế.

Ngày 26/4, bệnh nhân  được con trai đưa đi làm thủ tục chuyển Bảo hiểm y tế (nhập viện BV Huyện Trực Ninh sau đó chuyển BV Tỉnh Nam Định).

Ngày 27/4/, bệnh nhân cùng con trai đi từ Nam Định lên bệnh viện K3 (đi xe tuyến Trực Ninh-Yên Nghĩa). Sau khi làm thủ tục nhập viện, bệnh nhân được vào khoa Ngoại Tiết niệu điều trị (Tầng 6, phòng 612). Buổi chiều bệnh nhân được đi nội soi đại tràng.

Sáng 28/4, bệnh nhân được con trai đưa sang BV Bạch Mai khám tim mạch để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi sinh thiết theo chỉ định của Bác sĩ BV K3. Bệnh nhân đến khám tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu, được làm siêu âm tim, điện tim đến buổi chiều thì quay lại viện K3 sau khi có đầy đủ kết quả (đi xe ô tô grab, taxi). Khoảng 17h chiều 28/4, bệnh nhân chưa có lịch sinh thiết nên được Bác sĩ cho về nhà nghỉ lễ 30/4. Bệnh nhân bắt xe tuyến Giao Thủy-Nam Định tại cổng BV K3 để đi về quê.

Từ 29/4-3/5, bệnh nhân ở nhà (nhà chỉ có 2 vợ chồng, các con ở xóm khác)

Chiều 3/5, bệnh nhân tự bắt xe để lên Hà Nội. Sau đó bệnh nhân vào nhà con gái tại Tả Thanh Oai để nghỉ.

Sáng 4/5, bệnh nhân vào thẳng khoa Ngoại tiết niệu, sau đó con trai bắt xe từ quê Nam Định xuống viện K3 rồi vào viện chăm bố.

Chiều 4/5, khoảng 15h30 bệnh nhân có đi sinh thiết u tại P214 Khoa Chẩn đoán hình ảnh.

Ngày 5/5, bệnh nhân ở tại bệnh viện theo dõi, còn con trai đi về quê Nam Định.

Sáng 6/5, con trai thứ 2 của bệnh nhân bay từ TP HCM ra ngày 5/5 vào chăm bố. Buổi chiều do thời tiết nóng bức khó chịu nên bệnh nhân xin phép bác sĩ cho ra về nhà con gái ở gần viện, sáng hôm sau lại quay lại.

Tối 6/5, khoảng 18h bệnh nhân được cho về nhà con gái.

Sáng 7/5, do bệnh viện bị phong tỏa nên bệnh nhân không vào viện được, bệnh nhân liên hệ bác sĩ được hướng dẫn cho phép ở nhà tự cách ly, khi nào có lịch mổ bệnh viện sẽ liên hệ lại sau. Sau đó bệnh nhân quay lại nhà con gái để nghỉ ngơi và tự cách ly, không ra ngoài (từ 7/5-9/5).

Chiều 9/5, sau khi biết tin những người liên quan đến viện K phải khai báo y tế, bệnh nhân được con gái chở ra TYT xã Tả Thanh Oai để khai báo y tế (ngồi bàn riêng, không tiếp xúc gần NVYT), được hướng dẫn về nhà cách ly theo dõi sức khỏe.

Sáng 10/5, bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ, 37,5-37,8 độ C, kèm theo ho ít, hơi đau rát họng và đau đầu. Bệnh nhân báo lại trung tâm y tế được cho cách ly riêng phòng và được lấy mẫu gửi CDC Hà Nội xét nghiệm. Đến tầm 22h30, bệnh nhân được xe cấp cứu 115 chuyển đến cách ly riêng phòng tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì.

Trong suốt thời gian ở Bệnh Viện K, chỉ có các con của bệnh nhân vào thăm và chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân cũng không gặp người quen trong viện hay người của Khoa Gan mật tụy xuống thăm.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.