Hà Nội quyết tâm nâng cao văn hóa ứng xử cán bộ công chức

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải.
(PLO) - Thành phố lựa chọn chủ đề công tác năm 2017 là “Năm kỷ cương hành chính”, với quyết tâm tăng cường trật tự, kỷ cương hành chính; nâng cao vai trò nêu gương, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp của thành phố tại công sở, nơi cư trú và nơi công cộng”. 

Đó là cam kết của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội  Hoàng Trung Hải tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức sáng qua (5/12).

Ông Hải đề nghị các đại biểu căn cứ tình hình thực tiễn của TP và từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển của TP từ khi có Luật Thủ đô, nhất là trong năm 2016. Chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phân tích, làm rõ nguyên nhân. Trong đó, chú ý đối chiếu với các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Trong năm 2017, TP sẽ tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó ưu tiên hàng đầu vẫn là phát triển kinh tế, bao gồm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Tạo chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Thành phố cũng sẽ đặc biệt chú trọng các giải pháp đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, các lĩnh vực công tác còn yếu kém, đang được dư luận và cử tri đặc biệt quan tâm, như: cấp nước sạch, nhất là khu vực nông thôn; xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, làng nghề, xử lý rác thải, nước thải; giải ngân xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông; phòng, chống cháy nổ; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; vấn đề vi phạm trật tự xây dựng…  

Trong đó, đặc biệt quan tâm, đóng góp ý kiến về các nội dung có ý nghĩa quan trọng như Dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020... “Trong điều kiện tỷ lệ điều tiết ngân sách của Trung ương đối với Hà Nội giảm so với trước (còn ở mức 35%), nhu cầu nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Thủ đô lại rất lớn, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực, trong đó chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa bằng nhiều hình thức, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh. 

Hà Nội đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2017 như: Tốc độ tăng GRDP 8,5-9,0%; GRDP bình quân đầu người 86-88 triệu đồng; Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 11-12%; Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 4-5%; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước 0,1%; Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm 24; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 82,8%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước 0,6%; Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo 59,5%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 80; Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch khu vực đô thị phấn đấu 100%, khu vực nông thôn 40%;…

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.