Hà Nội: Phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt được nghiên cứu thận trọng

Hà Nội dự kiến thực hiện phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn. (Nguồn ảnh: Hanoimoi)
Hà Nội dự kiến thực hiện phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn. (Nguồn ảnh: Hanoimoi)
(PLVN) - "TP Hà Nội luôn xác định giá nước sạch có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, cũng như doanh nghiệp trên địa bàn. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện phương án điều chỉnh giá nước, TP đã rất thận trọng, có chỉ đạo với các sở, ngành; phản ánh, thông tin cụ thể trên các phương tiện truyền thông, báo chí đến người dân" - đó là khẳng định của bà Trần Thành Tâm, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội TP Hà Nội quý II/2023, do UBND TP Hà Nội tổ chức mới đây.

Cơ bản người dân đồng tình phương án điều chỉnh giá nước sạch

Thông tin liên quan đến phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội, bà Trần Thành Tâm khẳng định, TP Hà Nội luôn xác định giá nước sạch có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, cũng như doanh nghiệp trên địa bàn. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện, TP đã rất thận trọng, có chỉ đạo cụ thể với các sở, ngành; phản ánh, thông tin cụ thể trên các phương tiện truyền thông, báo chí đến người dân.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính, khi có phương án điều chỉnh giá nước, TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền từ rất sớm. Từ tháng 2/2023, UBND TP đã ban hành kế hoạch về vấn đề này.

Bên cạnh đó, UBND TP đã giao cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn vị, trong từng giai đoạn để người dân tiếp cận được định hướng, chủ trương trong việc điều chỉnh giá nước. Nhờ công tác tuyên truyền sâu rộng, qua nắm bắt thông tin của Sở Tài chính, việc điều chỉnh giá nước lần này của TP cơ bản được người dân đồng tình, ủng hộ cao.

Về phương án giá, người dân cũng đánh giá không tác động nhiều đến đời sống. Tuy nhiên, người dân cũng mong mỏi bên cạnh điều chỉnh giá nước sẽ có nội dung cụ thể về chất lượng nước để bảo đảm cuộc sống.

Liên quan đến phương pháp tính giá nước, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Trần Thành Tâm cho biết, khi xác định phương án giá nước, TP đã thành lập tổ công tác thẩm định giá trên địa bàn, trong đó có lãnh đạo các sở, ngành: Tài chính, Xây dựng, Thuế… thực hiện công tác rà soát và thẩm định phương án giá nước.

Vì vậy, phương án giá nước khi tính toán bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư 44/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 5/8/2021 về khung giá, nguyên tắc, phương án xác định giá nước sinh hoạt. Các yếu tố cấu thành giá bảo đảm lợi ích người dân, lợi nhuận của nhà đầu tư cũng được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.

Bà Trần Thành Tâm nhấn mạnh, khi Sở Tài chính xây dựng phương án giá nước cũng đã làm việc với các đơn vị cấp nước, nhận được sự đồng thuận của các đơn vị này trước khi báo cáo với UBND TP.

“Trong phương án giá nước, để bảo đảm đời sống của người dân, TP đã không quyết định tăng giá nước đột ngột mà thực hiện tăng theo lộ trình trong vòng 2 năm; bảo đảm trong khoảng thời gian này có thể đáp ứng được yếu tố đầu vào cấu thành giá nước, điều chỉnh kịp thời bảo đảm tính thị trường trong điều chỉnh giá nước”, Phó Giám đốc Sở Tài chính khẳng định.

Ưu tiên quyền lợi của người dân

Để bảo đảm chất lượng nước, Sở Tài chính Hà Nội đã có báo cáo UBND TP về trách nhiệm của các công ty cấp nước; việc xây dựng phương án giá nước phải bảo đảm quy định chất lượng nước theo tiêu chuẩn.

TP Hà Nội đã giao trách nhiệm cho Sở Y tế trong quá trình kiểm tra chất lượng nước, Sở Xây dựng kiểm tra áp dụng định mức kỹ thuật; Sở Tài chính có trách nhiệm rà soát giá nước hàng năm theo đề nghị của đơn vị cấp nước.

TP cũng đã chỉ đạo liên ngành thực hiện một cách tổng thể các phương án để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân; hài hòa lợi ích Nhà nước - người dân - doanh nghiệp. Lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội nêu rõ, tất cả quyền lợi của người dân được TP Hà Nội ưu tiên đầu tiên, có chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách…

Làm rõ thêm vấn đề này, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Hà Nội đang sử dụng cả nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, Hà Nội trung bình đang khai thác 770.000m3/ngày đối với nước ngầm. Theo quy hoạch nước trên địa bàn, đến năm 2025, Hà Nội sẽ giảm khai thác còn 615.000m3/ngày đêm; và đến năm 2050, còn khoảng 413.000m3/ngày đêm. Do đó, phải khai thác hợp lý nguồn nước mặt và nước ngầm, trong đó ưu tiên khai thác nguồn nước mặt.

Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cũng cho hay, qua rà soát thống kê và theo định mức đơn giá tính toán, chi phí đầu tư nguồn nước mặt hiện đang cao hơn chi phí khai thác nước ngầm. Vì vậy, cần điều chỉnh giá nước để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư khi đầu tư nguồn chi phí khai thác nước mặt cho phù hợp.

“Trong 10 năm qua, chúng ta giữ ổn định giá nước. TP tính toán điều chỉnh giá nước từ năm 2019 nhưng chưa thực hiện để bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19. Đến năm 2022, trong xu thế bắt buộc phải điều chỉnh giá nước để bảo đảm chi phí đầu vào và đầu ra, các đơn vị đã nghiên cứu rất thận trọng. Phương án giá đã tính đến chi phí hỗ trợ hộ cận nghèo, các đối tượng an sinh xã hội và so sánh chi phí mức sinh hoạt dưới 10m3 thì chi phí giá nước sạch của Hà Nội đang thấp hơn một số tỉnh, thành như Quảng Ninh, Điện Biên”, ông Trương Việt Dũng nhấn mạnh.

Theo tính toán của Sở Tài chính Hà Nội, dự kiến, đối với 1 hộ gia đình tiêu thụ thực tế đến 10m3/tháng, giá nước điều chỉnh sẽ tăng khoảng 15.270 đồng. Các nhóm khách hàng khác có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì tăng khoảng 20%. Mức tăng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của các doanh nghiệp, các đơn vị.

Ngoài ra, theo tính toán của liên ngành, với phương án giá dự kiến, CPI sẽ tăng khoảng 0,17%, không có tác động lớn đến giá của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan.

Đọc thêm

Hải Phòng: Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển và thu hút đầu tư vào chuỗi cung ứng thông minh

Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo.
(PLVN) - Ngày 8/11, tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) cùng các đơn vị liên quan phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam lần thứ 4 (CLSCM-2024) với chủ đề "Phát triển kinh tế và thu hút đầu tư với chuỗi cung ứng thông minh, bền vững".

Hội thảo khoa học về nhiều hệ giá trị cốt lõi của xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới

Hội thảo khoa học về nhiều hệ giá trị cốt lõi của xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới
(PLVN) - Ngày 8/11, tại Bắc Ninh, Tỉnh ủy Bắc Ninh phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn Vùng đồng bằng sông Hồng” 

Đoàn kiểm tra Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Kiên Giang có buổi làm việc với Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trưởng đoàn kiểm tra và ông Lê Trung Hồ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đồng chủ trì.

Cà Mau: Khởi nghiệp xanh, xu hướng phát triển bền vững

Cà Mau: Khởi nghiệp xanh, xu hướng phát triển bền vững
(PLVN) - Ngày 8/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội khởi nghiệp (CamaUP'24 ) năm 2024 với chủ đề “Khởi nghiệp xanh - Xu hướng phát triển bền vững”. Đây cũng là cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Bạc Liêu: Phát huy sức mạnh lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở

Bạc Liêu: Phát huy sức mạnh lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở
(PLVN) - Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do chính quyền địa phương thành lập, trên cơ sở sự tự nguyện của người dân, đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, tệ nạn xã hội, đã trở thành “cánh tay nối dài” của lực lượng Công an trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Vận hành hệ thống Camera AI giám sát an ninh trật tự tại Phú Quốc

Các đại biểu tiến hành nghi thức bấm nút vận hành hệ thống Camera AI.
(PLVN) - Ngày 8/11/2024 tại Phú Quốc, Công an tỉnh và lãnh đạo TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã bấm nút" vận hành thí điểm hệ thống Camera AI giám sát an ninh trật tự. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong việc triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu lần thứ IV, năm 2024
(PLVN) -   Ngày 8-9/11, tại TP Hạ Long, diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV-2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Sóc Sơn (Hà Nội): Nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Sóc Sơn (Hà Nội): Nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phong trào xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Từ huyện thuần nông sản xuất lạc hậu,Sóc Sơn đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giúp giảm thời gian làm đất, gieo trồng, thu hoạch, giảm áp lực thời vụ, giải phóng sức lao động chuyển qua làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Kiên Giang

Bộ trưởng Bộ Xây dựng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 7/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của khu dân cư khu phố Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Ngày hội được tổ chức nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).