Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng để 'vét sạch' F0

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hà Nội sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 với tổng số khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và dự kiến 2 triệu test nhanh để 'vét sạch' F0 ra khỏi cộng đồng.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh mới ký ban hành Kế hoạch số 184/KH-UBND triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Mục đích của đợt xét nghiệm diện rộng này nhằm tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa “thời gian vàng” các ngày giãn cách xã hội thực hiện xét nghiệm trên diện rộng đảm bảo an toàn ở mức tối đa, kết hợp với các hoạt động xét nghiệm theo truy vết, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để F0, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Đợt cao điểm xét nghiệm trong tháng 8/2021, trong đó, từ 9/8/2021 đến 15-17/8/2021 tập trung thực hiện xét nghiệm với tổng số khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và dự kiến 2 triệu test nhanh.

Để thực hiện, Hà Nội phân chia đối tượng xét nghiệm theo nhóm nguy cơ như sau:

Nhóm đỏ: Các khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao và nguy cơ cao theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Các đối tượng nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như chuỗi cung ứng, chợ, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, công nhân, bảo vệ các tòa nhà... và các khu vực nguy cơ cao khác. Đối tượng nguy cơ cao khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.

Nhóm da cam: Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh... và các khu vực nằm trong vùng nguy cơ theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Các đối tượng và các khu vực nguy cơ khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.

Nhóm xanh: Các đối tượng ít di chuyển tại khu vực không có dịch trong vùng xanh.

Việc lấy mẫu xét nghiệm theo hộ gia đình tại các quận và các huyện có nguy cơ cao: Mỗi gia đình lấy đại diện 1 mẫu của 1 thành viên có nguy cơ cao nhất. Việc tổ chức xét nghiệm đối với đối tượng F0, F1, người nhập cảnh, người đi về từ vùng dịch, các đối tượng khác... được thực hiện thường quy theo quy định.

Để chuẩn bị cho việc xét nghiệm sàng lọc diện rộng, Hà Nội nâng năng lực xét nghiệm đạt trên 200.000 mẫu/ngày và trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất.

Ngoài ra, thành phố huy động các cơ sở, lực lượng y tế của Trung ương, công an, quân đội, ngoài công lập và các nguồn lực xã hội cùng nhân dân trên địa bàn tham gia chiến dịch lấy mẫu, xét nghiệm.

Thành phố Hà Nội vẫn đang tích cực lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho những đối tượng là người tại các khu vực nguy cơ cao và nhóm người nguy cơ cao ngoài ổ dịch. Tính đến 19h tối qua (10/8), đã có 71.385 mẫu (46.152 mẫu là người tại các khu vực nguy cơ và 25.233 mẫu thuộc đối tượng là người nguy cơ) được lấy, đã có 4638 mẫu có kết quả âm tính và 1 mẫu dương tính.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.